Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
TCCS - Ngày 20-4-2023, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW, ngày 12-1-2017, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” (Chỉ thị số 13) khu vực Bắc Trung Bộ.
Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư (Ban Chỉ đạo). Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình; Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương trong khu vực.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị số 13, đề nghị các đại biểu tham gia trình bày, thảo luận bám sát vào những nội dung cơ bản đã được nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 26, ngày 3-11-2022, của Bộ Chính trị, “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư để làm sâu sắc hơn những đánh giá, nhận định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực Bắc Trung Bộ thời gian qua.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng bày tỏ niềm vinh dự khi địa phương được lựa chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị. Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, tỉnh Quảng Bình xác định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh.
Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 68%, đứng thứ hai toàn quốc. Hằng năm, tỉnh Quảng Bình cung cấp cho chế biến và thị trường trên 500 nghìn m3 gỗ rừng trồng, lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định, đời sống người dân nông thôn, miền núi ngày càng đươc cải thiện, an sinh xã hội được giải quyết cơ bản, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình là 1 trong 6 địa phương thực hiện thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung bộ. Đây là nguồn kinh phí quan trọng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia giảm phát thải nhà kính từ rừng tự nhiên, góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh, hội nghị là cơ hội quý báu để Quảng Bình cùng các tỉnh Bắc Trung bộ và Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ban, ngành trung ương đánh giá thực trạng và trao đổi những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá tổng quát những tiềm năng, thế mạnh của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ về rừng và những kết quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 với những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bắc Trung Bộ là khu vực đầu tiên trong cả nước được Chính phủ cho triển khai thí điểm chuyển nhượng tín chỉ các-bon theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, ngày 28-12-2022, “Về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ”. Các địa phương trong vùng đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nỗ lực khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu trong Chỉ thị số 13. Đồng chí cũng chỉ rõ những vướng mắc, tồn tại cần tháo gỡ, khắc phục.
Nhấn mạnh kết quả của hội nghị sẽ phục vụ thiết thực cho công tác sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư, đồng chí Trần Tuấn Anh nêu 9 nội dung trọng tâm đại biểu cần tập trung thảo luận. Đồng chí gợi ý một số nội dung đại biểu nghiên cứu đề xuất, kiến nghị cụ thể với Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong giai đoạn tới, nhằm đưa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở một tầm cao mới, để rừng thật sự là “vàng”, đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân khu vực có rừng, tạo điều kiện cho các địa phương có nhiều diện tích rừng phát triển nhanh, bền vững, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường của vùng và cả nước. Các kiến nghị nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế lâm nghiệp, kinh tế dưới tán rừng…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị số 13 ghi nhận sự chuẩn bị tích cực, chu đáo của Ban Tổ chức, sự phối hợp trách nhiệm, hiệu quả của Tỉnh ủy Quảng Bình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng chí cũng đánh giá cao đại diện các ban, bộ, ngành, địa phương, các viện, trường đã tham dự, phát biểu, đóng góp các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tại hội nghị.
Đồng chí Trần Tuấn Anh đồng tình với các kiến nghị, đề xuất và nhấn mạnh một số nội dung, như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh; tình trạng di dân tự do. Có cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng: đổi mới chính sách đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh phát triển chế biến, thương mại gỗ và lâm sản; phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng.
Có các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển bền vững dịch vụ môi trường rừng; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thị trường tín chỉ các-bon ở Việt Nam.
Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, bảo đảm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 theo cam kết quốc tế tại COP26 về biến đổi khí hậu. Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Làm tốt công tác an sinh, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng. Thực hiện hiệu quả hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị Ban Tổ chức hội nghị tổng hợp, chắt lọc, rà soát, tiếp thu tối đa những nội dung được trình bày và ý kiến thảo luận phục vụ công tác sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13, đồng thời đóng góp vào quá trình thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030./.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình  (09/01/2023)
Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở tỉnh Quảng Bình  (09/08/2021)
Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở tỉnh Quảng Bình  (09/08/2021)
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong tình hình hiện nay  (10/06/2021)
Quảng Bình đổi mới, sáng tạo trong công tác cán bộ  (11/05/2021)
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay