Ngành công thương Hà Nội cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
TCCS - Những tháng cuối năm 2019, ngành công thương Hà Nội xác định nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, trọng tâm là cải thiện các chỉ số cạnh tranh còn thấp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển.
Sáng 19-6-2019, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm: “Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực công thương”.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, giá trị ngành công nghiệp tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,14%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng 10,7% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,9%; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 5,4% so với cùng kỳ...
Theo Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, dù có những tín hiệu tích cực nhưng công nghiệp 6 tháng đầu năm trên địa bàn tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư xây dựng mới... Do đó, tình hình thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề thương mại, trong bối cảnh những năm gần đây, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, tốc độ tăng tổng mức bán ra và tổng mức bán lẻ có xu hướng chững lại, đồng chí Lê Hồng Thăng nhận định.
Trên thực tế, hiện các doanh nghiệp đã, đang và sẽ phải đối mặt với bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng. Trong khi đó, quy mô doanh nghiệp hạn chế, hiện thành phố Hà Nội có gần 300.000 doanh nghiệp, trong đó khoảng 97% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với những sự cạnh tranh lớn gồm: Giá, chất lượng dịch vụ; chiến lược, đội hình, độ chuyên nghiệp; số lượng sản phẩm và quy mô; các gói giải pháp về bán hàng; thông tin thị trường; công nghệ; quản trị về mặt rủi ro...
Thành phố Hà Nội cần đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực có đóng góp cho xã hội, trong đó chú trọng đến lĩnh vực đầu tư sản xuất, vì hiện nay số doanh nghiệp gia nhập thị trường chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, rất ít các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
Cùng với đó, cần nghiên cứu đồng bộ hóa cơ chế, chính sách và giải quyết các bất cập về cơ sở pháp lý, thống nhất việc hướng dẫn thực hiện của các cơ quan, nhằm bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả của các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực, đổi mới tác phong phục vụ doanh nghiệp…
Chính phủ mong muốn phát triển khoa học - công nghệ, xem đây là động lực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo ra các đột phá của doanh nghiệp, nhưng với bằng sáng chế của doanh nghiệp, các ngân hàng lại không coi là tài sản nên doanh nghiệp không thể thế chấp để vay vốn. Do vậy, để góp phần tháo gỡ khó khăn, cần có bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, mở đường cho ứng dụng khoa học - công nghệ, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động
Để hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn, những năm qua, nhất là từ đầu năm 2019, Sở Công Thương đã tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành nhiều quyết định, văn bản bãi bỏ thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; triển khai hoạt động truyền thông, quảng bá cho các doanh nghiệp; thực thi nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển các cụm công nghiệp...
Với những nỗ lực đó, năm 2018, thành phố Hà Nội đã vươn lên thứ 9 (tăng 4 bậc so với năm ngoái) và lần đầu tiên đứng trong top 10 bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kết quả này khẳng định, thành phố Hà Nội đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và liên tục trong những năm gần đây; thể hiện rõ tinh thần cầu thị, quyết tâm thay đổi thứ hạng và trên hết là vì mục tiêu phục vụ doanh nghiệp.
Để tiếp tục có bước cải thiện về môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh (Chỉ số PCI), thành phố Hà Nội đã tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp. Cụ thể, kiên định mục tiêu đến năm 2020, thành phố Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số PCI. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Chỉ đạo các đơn vị thuộc thành phố công khai, minh bạch hóa thông tin, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng các quy hoạch, quy định, chính sách.
Ngoài ra, thành phố tiếp tục triển khai các chính sách về phát triển doanh nghiệp và khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Đặc biệt, khuyến khích các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có sáng kiến, mô hình tốt trong triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng hình ảnh cơ quan thân thiện, chuyên nghiệp./.
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm