Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch
TCCS - Là địa phương có di tích lịch sử văn hóa phong phú, khá đa dạng về loại hình, đồng thời có lợi thế bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh. Xuất phát từ những yếu tố trên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Theo thống kê, hiện nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 219 di tích, trong đó, có 49 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh hiện diện trải đều tại 9 đơn vị hành chính của tỉnh; hầu hết các di tích lịch sử văn hóa đều có khả năng khai thác phục vụ tham quan du lịch, hành hương, là cơ hội để vừa phát huy, vừa thu hút nhân dân và du khách đến tham gia lễ hội, khám phá di tích. Ngoài ra còn có các lễ hội truyền thống, như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Kỳ Yên - đình Thắng Tam, lễ vía Ông Trần - nhà lớn Long Sơn, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, lễ hội Nghinh Cô - Dinh Cô Long Hải, lễ giỗ Bà Phi Yến, lễ giỗ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, lễ giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo… Đây là những lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với tiềm năng di tích lịch sử, văn hóa phong phú, danh thắng đa dạng về cảnh quan và thế mạnh về hệ thống lưu trú (có 1.490 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 89 khách sạn, khu nghỉ dưỡng được xếp hạng từ 1 - 5 sao), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điều kiện để khai thác, phát triển các hoạt động văn hóa du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Những năm qua, với chủ trương, chính sách và cách làm thiết thực, đồng bộ, nhiều di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát huy được giá trị một cách tích cực, thu hút nhiều khách tham quan và dần trở thành những ngày hội văn hóa. Nhìn chung, hệ thống di tích lịch sử văn hóa và lễ hội nơi đây đã và đang được khai thác, phát huy gắn với các hoạt động du lịch, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để khai thác, phát huy tốt giá trị di tích lịch sử, văn hóa một cách hiệu quả, bền vững trong bối cảnh mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng, như website du lịch của tỉnh, trang thông tin điện tử của đơn vị, địa phương, trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một số đài phát thanh - truyền hình các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ… nhằm thu hút khách du lịch tham quan Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hai là, ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, triển khai ứng dụng mã QR vào số hóa thông tin điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, giúp du khách có thể dễ dàng truy cập tìm hiểu thông tin về các điểm đến du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ba là, thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững; hướng đến đầu tư xây dựng những khu du lịch chất lượng cao, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên ngành du lịch. Theo đó, nghiên cứu, ban hành chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan, môi trường, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tại các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng phát triển du lịch. Bảo đảm mỹ quan, an toàn trong sinh hoạt, thái độ phục vụ; sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức du lịch nhằm tránh tình trạng chèn ép, cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Bốn là, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn, khai thác di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tốt giá trị di tích lịch sử, văn hóa của từng địa phương trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch, tạo dấu ấn riêng và thu hút khách du lịch quay trở lại nhiều lần.
Năm là, thu hút, phát huy vai trò của các nhà doanh nghiệp, cụ thể là các công ty vận tải, truyền thông, dịch vụ du lịch, các hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng, các nhà tổ chức hoạt động lễ hội, sự kiện... nhằm tăng cường quảng bá, tổ chức các tour, tuyến, tạo ra các chương trình, các sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ du khách đến tham quan, thưởng ngoạn các di sản văn hóa, di sản tự nhiên.
Sáu là, liên kết phát huy tốt vốn tài nguyên di tích lịch sử, văn hóa đa dạng, phong phú, tạo ra sự vượt trội cho chiến lược phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và của đất nước nói chung, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra./.
Du lịch trải nghiệm gắn với di sản và làng nghề Hà Nội  (15/11/2024)
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2025  (12/11/2024)
Bà Rịa - Vũng Tàu: Lấy người dân làm trung tâm của sự phát triển  (10/11/2024)
Đổi mới mô hình tăng trưởng tại huyện Sóc Sơn  (03/11/2024)
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm