Kiểm soát chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực
TCCSĐT - Hội thảo “Chiến lược an ninh lương thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã diễn ra tại Thành phố Cần Thơ ngày 29-5, do Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức.Tham gia có đông đảo các nhà khoa học đến từ các viện, trường trong cả nước, đại diện lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Mục đích Hội thảo nhằm thu thập ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo địa phương về các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện đất trồng lúa giảm và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Theo số liệu từ Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn cho biết, diện tích trồng lúa trong 10 năm trở lại đây đã giảm hơn 255.000 ha, trong đó, đồng bằng sông Cửu Long giảm nhiều nhất, chiếm đến 57%, tiếp theo là vùng Đông Nam bộ chiếm 18,1%... Hiện tại, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 52% diện tích gieo trồng và trên 53% sản lượng lúa cả nước. Riêng năm 2008, trong tổng sản lượng lúa cả nước đạt hơn 38,6 triệu tấn thì riêng đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 20,7 triệu tấn. Theo dự báo của các chuyên gia đầu ngành đến năm 2020, dân số cả nước tăng lên 101,6 triệu người và sẽ ổn định 110,4 triệu người vào năm 2030. Vì thế, để đảm bảo an ninh lương thực, phải ổn định diện tích trồng lúa đến năm 2010 từ 4 triệu - 4,05 triệu ha; đến năm 2020 là 3,7triệu - 3,8 triệu ha và đến năm 2030 là 3,5triệu - 3,6 triệu ha...
Một thực tế đã khẳng định, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam, trong giai đoạn1990-2007 luôn đạt tổng kim ngạch đứng đầu trong các loại nông sản xuất khẩu. Thế nhưng, hiện tại đất nông nghiệp nước ta đang giảm dần để phát triển công nghiệp, đô thị. Mặt khác, diễn biến thiên tai, bão lũ ngày càng phức tạp gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mekong ngày càng tăng, đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra từ nay và trong thời gian tiếp theo là phải kiểm soát thật chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa để giữ vững an ninh lương thực lâu dài, bền vững, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ý kiến tham luận tại hội thảo của các nhà khoa học, chuyên gia cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp đều thống nhất quan điểm: đảm bảo an ninh lương thực phải có chính sách cho người trồng lúa và vùng trồng lúa. Trong đó, cần làm ngay việc bảo hiểm giá nông sản, xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi…Công tác quy hoạch vùng trồng lúa phải rất cụ thể để người dân nghèo tiếp cận được với chính sách phát triển.
Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng, nhưng việc quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên quy hoạch tổng thể chung của cả nước. Nhưng trước hết, phải ưu tiên quy hoạch đất trồng lúa rồi mới tính đến chuyện đất cho đô thị và công nghiệp.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học, sau năm 2020, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa, nếu năng suất tăng 2,5%/năm trong điều kiện diện tích đất lúa giảm 1%/năm thì đến năm 2020 vẫn đảm bảo bảo an ninh lương thực. Nhưng sản lượng không tăng tương ứng với diện tích đất lúa giảm nên sẽ khó khăn trong xuất khẩu và đe dọa đến an ninh lương thực.
Tăng sản lượng phải đi kèm với các giải pháp về công nghệ, chính sách ưu đãi, mối liên kết “4 nhà”, xây dựng hệ thống phân phối khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đã xây dựng “Báo cáo quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trình Chính phủ. Từ hội thảo này, lãnh đạo Bộ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia để bổ sung, hoàn chỉnh đề án quy hoạch đất nông nghiệp trình Chính phủ phê duyệt./.
ASEAN – Hàn Quốc: mối quan hệ không ngừng phát triển  (30/05/2009)
Thông cáo số 10 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (30/05/2009)
Thực hiện hiệu quả mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động  (30/05/2009)
Kiểm soát chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực  (30/05/2009)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên