HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Trần Trọng Tân - Tư tưởng lớn từ những mẩu chuyện nhỏ

Theo kế hoạch chỉnh Đảng được thông qua ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ ba (khóa II), năm 1952, tôi được Bộ Chính trị triệu tập ra dự lớp chỉnh huấn ở Việt Bắc. Đây là lớp chỉnh huấn đầu tiên dành cho cán bộ phụ trách các cơ quan Trung ương và bí thư các Tỉnh ủy từ Bình - Trị -Thiên trở ra. Sau bế mạc lớp học (cuối tháng 7-1952), tôi được báo tin là chuẩn bị đến gặp Bác để báo cáo tình hình tỉnh Quảng Trị cho Bác nghe. Thời kháng chiến chống giặc Pháp, Quảng Trị thuộc vùng địch tạm chiếm. Để báo cáo với Bác đầy đủ, tôi chuẩn bị một bản báo cáo đến 10 trang về tình hình mọi mặt của tỉnh.

Chu Tiến Cường - Ngành quân y làm theo gương Bác

Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, mỗi cán bộ, chiến sĩ quân y đều nỗ lực thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với tinh thần hướng ra tuyến trước, tất cả vì thương binh, bệnh binh mà phục vụ. Qua đó, công tác quân y ngày càng đi vào nền nếp, góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh của lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới.

TIÊU ĐIỂM: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

*** Hưng Yên “trải thảm đỏ” đón 300 sinh viên về xã

“Nếu không chuẩn bị đội ngũ cán bộ trẻ ngay từ bây giờ, khoảng 10 năm nữa, khi lớp cán bộ hiện nay nghỉ, Hưng Yên sẽ hụt hẫng cán bộ cơ sở được đào tạo bài bản nghiêm trọng”. Đó là khẳng định của bà Đỗ Thị Phượng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên, khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở liên quan tới việc thu hút 300 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Lê Hải - Phương thức mới đào tạo cán bộ cơ sở: Xã đặt hàng, thẩm định và nghiệm thu người học

Khi gần 2.000 cán bộ xã, phường bị kỷ luật do tình trạng mất ổn định năm 1997, Thái Bình rút ra bài học xương máu: Cán bộ cơ sở có vai trò quan trọng và làm cán bộ là một nghề đặc thù riêng, do đó phải đào tạo bài bản. Nhiệm vụ đào tạo trên được giao cho Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Thái Bình.

Đình Vũ - Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Kiên Giang - nên mở rộng hay thu hẹp?

 Vấn đề mở rộng hay thu hẹp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy, chính quyền, vì: “Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi”.

DIỄN ĐÀN CƠ SỞ

Hà Quang Trường - Nguyễn Thị Thu Hương - Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay

Từ thực trạng của công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn (trong bài xin gọi ngắn gọn là công chức cấp xã), bước đầu xin nêu lên một số suy nghĩ để nâng cao chất lượng của đội ngũ này trong thời gian tới.

Nguyễn Bình Tân - Sóc Trăng chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ xã người dân tộc Khmer

Sóc Trăng có gần 1,3 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 29% số dân; có 106 xã, phường, thị trấn, trong đó, có 39 xã và 98 ấp đặc biệt khó khăn; 29 xã, phường có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer chiếm 50% số dân trở lên. Vì vậy, việc chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ xã người Khmer có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy và chính quyền tỉnh.

Như Hùng - Những bài học kinh nghiệm từ đại hội đảng bộ cơ sở ở Hậu Giang

Đến ngày 19-5-2010, tỉnh Hậu Giang đã hoàn thành đại hội đảng bộ cấp cơ sở ở tất cả 461 chi bộ, đảng bộ của 11 đảng bộ huyện, thị xã và đảng ủy trực thuộc đảng bộ tỉnh. Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội chặt chẽ, đúng các quy trình hướng dẫn của Trung ương.

Nguyễn Văn Nhân - Công tác giám sát phục vụ tốt công tác kiểm tra của Đảng

Khắc phục tình trạng công tác kiểm tra trong Đảng còn yếu, chất lượng và hiệu quả chưa cao, Đại hội X của Đảng đã bổ sung trong Điều lệ Đảng chức năng, nhiệm vụ mới là giám sát cho cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp, chi bộ. Và thực tế cho thấy, công tác giám sát đã hỗ trợ tích cực, làm tiền đề tốt để công tác kiểm tra được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao hơn.

Đỗ Mai Thành - Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu và bài học đối với Việt Nam

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng con người, sự duy trì và phát triển nòi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Những vụ vi phạm nghiêm trọng gần đây ở trong nước và trên thế giới càng hối thúc các nhà hoạch định chính sách phải mạnh tay hơn nữa. Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU) là bài học có giá trị đối với Việt Nam.

**** Để Làng Văn hóa sức khỏe thực sự trở thành phong trào sâu rộng

Hơn bảy năm qua, những thành tựu trong việc xây dựng phong trào Làng văn hóa sức khỏe đang chứng minh cho một hướng đi thiết thực, cách tiếp cận toàn diện về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để Làng văn hóa sức khỏe trở thành phong trào sâu rộng, toàn dân tự nguyện.
 
KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ

Phạm Văn Trình - Cư M’gar xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn

Thời gian qua, nhờ tích cực làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện Cư M’gar nói riêng ngày càng được nâng lên, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn.

Nguyễn Quang Vinh - Công tác cán bộ ở thị xã Hồng Lĩnh

Cán bộ bán chuyên trách công tác ở thôn, xóm, khối, phố là người gần dân nhất, giống như cánh tay nối dài của hệ thống chính trị. Cùng với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, đây là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn tại Hồng Lĩnh cho thấy, bản thân đội ngũ cán bộ cơ sở và chính sách đối với họ vẫn còn không ít bất cập.

Duy Anh - Hương Thủy xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh

Năm năm qua, cùng với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ( TCCSĐ ) trong sạch, vững mạnh ( TSVM ), tạo chuyển biến tích cực trên tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội nói chung, công tác xây dựng Đảng nói riêng.

Huy Tuấn - Công tác vận động quần chúng, giữ vững bình yên nơi phên dậu của Bộ đội Biên phòng

Công tác dân vận của Đảng trên biên giới nói chung, công tác tuyên truyền vận động quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc nói riêng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là biện pháp nghiệp vụ cơ bản của các đơn vị bộ đội biên phòng, làm cơ sở để tiến hành các biện pháp công tác biên giới khác, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trên biên giới.

Trương Văn Hà - Xóa nghèo ở Trường Xuân

Trước đây, mỗi lần nhắc đến Trường Xuân, nhiều người thường nghĩ ngay đến một trong 2 xã miền núi nghèo nhất nhì ở huyện Quảng Ninh. Những năm qua, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, chú trọng phát triển kinh tế vườn rừng và khuyến khích phát triển các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đời sống và thu nhập của người dân Trường Xuân không ngừng được nâng lên.

NHÌN RA THẾ GIỚI

Thành Huy Long - Thi công chức ở Trung Quốc: “Nghìn quân, vạn mã chen cầu độc mộc”

Sau khi chế độ khoán nông nghiệp được áp dụng vào đầu thập kỷ 1980, kinh tế nông thôn Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp bách về cải cách chế độ công chức ở thành thị và nông thôn. Bước đột phá quan trọng này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình đông đảo người dân Trung Quốc, đồng thời mở ra một chương mới trong cải cách chế độ tuyển dụng cán bộ của quốc gia có số dân đông nhất hành tinh.

ĐẦU LÀNG - CUỐI PHỐ

Đoàn Hùng - Giá như...!

Chiếc xe con giảm dần tốc độ rồi dừng trước cổng, hai cán bộ song song tiến vào gặp gia chủ. Bà chủ nhà chưa kịp mời nước thì đã thấy chiếc xe quay hướng lao thẳng về thị trấn.

NHỊP CẦU BẠN ĐỌC

*** Một số điểm mới về chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã

Lời Bộ Biên tập: Từ 1-1-2010, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ có hiệu lực thi hành và thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở xin trao đổi chung quanh vấn đề trên.