Sức hấp dẫn mạnh mẽ từ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Miền Trung là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mê Kông trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, giàu tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển, du lịch.
Sáng 26-6, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, đại diện lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, UBND các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nhà đầu tư trong ngoài nước, các tổ chức Tài chính, tín dụng tham dự hội nghị.
Tính đến tháng 5-2010, Việt Nam đã thu hút được 11.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 185 tỉ USD. Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 400 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 15 tỉ USD, chiếm 75% về số dự án của cả khu vực miền Trung.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có rất nhiều lợi thế nổi trội để tăng tốc thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Đây là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mê Kông trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, giàu tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển, du lịch.
Tuy nhiên, Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn còn nhiều khó khăn đó là kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu so với yêu cầu. Việc liên kết phát triển của các địa phương còn yếu, nhiều lúc cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Để Vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung phát huy tốt vai trò và vị trí đặc biệt trong khu vực và của cả nước cần coi việc đầu tư cơ sở hạ tầng là khâu đột phá.
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Vùng kinh tế này cần tập trung nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thông qua việc đưa ra cơ chế và khuôn khổ pháp lý phù hợp có khả năng thu hút một cách hiệu quả. Thực hiện các dự án thi điểm để tạo điều kiện thu hút đầu tư theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Thứ ba cần ưu tiên phát triển du lịch hình thành một số trung tâm du lịch chất lượng tầm cỡ”.
Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh miền Trung, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định luật pháp, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục đổi mới và bổ sung hệ thống luật pháp để thu hút đầu tư.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đề nghị các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cần chú trọng các biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư về giải ngân và triển khai các dự án có lợi thế đặc thù như công nghiệp hóa dầu, công nghiệp đóng tàu, lắp ráp điện tử, du lịch. Muốn vậy các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách mà Thủ tướng đã phê duyệt trong phương hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2011 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ: “Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật, coi đây là yếu tố đột phá để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh trang của mình. Các tỉnh trong vùng có điều kiện tương đồng nên cần phái phối hợp với nhau để phát triển”.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu trong quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư, các tỉnh miền Trung cũng cần tính đến yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng đúng theo quy hoạch của Chính phủ.
Chiều cùng ngày, hội nghị thảo luận 2 phiên chuyên đề: Thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, bất động sản du lịch, và, Thu hút đầu tư vào các Khu kinh tế, Khu công nghiệp./.
Khai mạc Hội nghị cấp cao G20  (27/06/2010)
Khai mạc Hội nghị cấp cao G20  (27/06/2010)
Cuộc họp lần II Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Va-ti-căng  (27/06/2010)
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói về quan hệ Việt – Mỹ  (27/06/2010)
Nâng cao hiệu quả hợp tác Hành lang kinh tế Đông - Tây  (27/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên