Các ngoại trưởng EU không để giày da Việt Nam hưởng GSP
Trong cuộc họp ngày 23-7 tại Brussels (Bỉ), các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã ủng hộ việc gia hạn Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển từ tháng 1-2009 đến hết năm 2011.
Tuy nhiên, các ngoại trưởng EU lại rút quyền tiếp cận GSP của Việt Nam khỏi những danh mục hàng hóa, gồm giày da, mũ lưỡi trai, ô chống nắng, hoa giả. Họ cho rằng do giày da xuất khẩu của Việt Nam chiếm trên 15% tổng giá trị xuất khẩu giày da đến từ tất cả các nước được hưởng GSP, Việt Nam được coi là đạt được một mức độ cạnh tranh nhất định và không cần thiết được hưởng ưu đãi nữa.
Tháng trước, EU đã thông báo bãi bỏ GSP đối với giày da và một số hàng hóa khác nhập khẩu từ Việt Nam. Ra khỏi GSP, giày da và những mặt hàng này của Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế cao hơn tại thị trường EU.
Các công ty sản xuất giày da Việt Nam đã phản ứng trước quyết định trên vì cho rằng nó có thể khiến họ bị thiệt hại trên 100 triệu USD, đồng thời tác động tới đời sống của ít nhất 1 triệu công nhân ngành giày da.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giày da của Việt Nam sang EU tăng 10,6%, đạt tổng giá trị 2,17 tỉ USD, so với 1,96 tỉ USD năm 2006.
Quy chế GSP được EU thiết lập năm 1971 nhằm tạo cho các nước đang phát triển sự ưu đãi thuế quan đơn phương để khuyến khích xuất khẩu./.
Việt Nam kỷ niệm ngày Khởi nghĩa vũ trang Cu-ba  (24/07/2008)
“Các anh ơi, xin đón các anh về!” (Kỳ II)  (24/07/2008)
Trung Quốc triển khai tiết kiệm năng lượng  (24/07/2008)
Hoạt động kỷ niệm 61 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ của Hà Nội  (24/07/2008)
Hoạt động kỷ niệm 61 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ của Hà Nội  (24/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên