Để các nước đang phát triển thịnh vượng hơn thông qua tự do hóa thương mại toàn cầu
Vòng đàm phán Doha được phát động từ tháng 11-2001 với mục tiêu “cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và hỗ trợ các nước đang phát triển qua thương mại”. Vòng đàm phán này đã kéo dài 7 năm và lâm vào bế tắc do một số bất đồng giữa các bên tham gia, liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Ngày 21-7-2008, các bộ trưởng thương mại từ 35 quốc gia chủ chốt trên thế giới đã bắt đầu phiên họp tìm kiếm bước khai thông cho vòng đàm phán Doha tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ). Chủ tịch Ngân hàng Thế Rô-bơt Dôi-lic (Robert Zoellick) đã đề nghị tổ chức cuộc họp "ngay hoặc không bao giờ" nhằm giảm trợ cấp nông sản, thuế quan và giúp các nước đang phát triển thịnh vượng hơn thông qua tự do hóa thương mại toàn cầu.
Phiên họp diễn ra trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu leo thang đã làm sâu sắc hơn tình trạng mất cân đối đang diễn ra trong giao dịch nông sản toàn cầu. Các nước phát triển phải có trách nhiệm đối với tình trạng hệ thống giao dịch toàn cầu đang bị bóp méo. Các nước đang phát triển muốn các nước giàu mở cửa thị trường của họ cho các mặt hàng nông sản như thịt bò và bông, đổi lại, các nước này cũng phải mở cửa các thị trường hàng công nghiệp như xe hơi, dệt may hoặc các dịch vụ như ngành ngân hàng và viễn thông.
Tại cuộc họp này, Ủy viên phụ trách thương mại của Uỷ ban châu Âu Pi-tơ Man-đen-xơn (Peter Mandelson) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian tới, sẽ xem xét việc cắt giảm 60% trợ cấp nông nghiệp của mình. Đây được xem là quyết định mạnh mẽ của EU về vấn đề này. Theo ông P.Man-đen-xơn, với quyết định như vậy, các nền kinh tế mới nổi như Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc cũng cần xem xét cắt giảm trợ cấp nông nghiệp.
Đại diện thương mại của Mỹ Su-san Soáp (Susan Schwab) cũng cho biết, phía Mỹ đang sẵn sàng để có được một cuộc đàm phán đạt kết quả với sự thống nhất của các bên. Tuy nhiên, đề xuất cắt giảm trợ cấp nông nghiệp xuống mức 15 tỉ USD/năm nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại tiếp theo trong khuôn khổ WTO của Mỹ chưa làm các nước phát triển hài lòng, vì cho rằng mức trợ cấp mới này vẫn quá cao.
Đại diện đoàn đàm phán của Bra-xin tại WTO nhấn mạnh rằng, năm ngoái, do giá lương thực tăng cao nên Mỹ chỉ phải chi 8 tỉ USD trợ cấp nông nghiệp. Trong khi đó, đề xuất cắt giảm nói trên lại cho phép Mỹ tăng gấp đôi mức trợ giá hiện nay.
Hiện nay, Mỹ và các nước thuộc EU đang muốn được tiếp cận nhiều hơn vào thị trường các nước, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Các chuyên gia kinh tế ước tính, nếu vòng đàm phán Doha thành công, thương mại toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 100 tỉ euro, trong đó có nhiều lợi ích đối với các nước đang phát triển.
Phiên họp này tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng việc cắt giảm trợ cấp của các nước phát triển chưa làm các nước đang phát triển hài lòng. Còn WTO muốn đạt được thỏa thuận về Vòng đàm phán này trước khi kết thúc năm 2008, do lo ngại Chính quyền Mỹ sẽ có sự thay đổi về chính sách sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới./.
Thực hiện tốt hơn nữa chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng  (24/07/2008)
FESTIVAL Tây Sơn - Bình Định 2008  (24/07/2008)
Đà Nẵng công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội  (24/07/2008)
40 tỉ đồng cho chương trình tiết kiệm điện và giảm ô nhiễm môi trường  (24/07/2008)
Xây dựng Đoàn Thanh niên vững mạnh  (24/07/2008)
Khai mạc kỳ họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội  (24/07/2008)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên