Tạo động lực phát triển vùng kinh tế biển Nam Định
TCCS - Ngày 13-7-2022, tại tỉnh Nam Định, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng phát triển vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo”.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì hội thảo. Cùng chủ trì có đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định.
Phát biểu tại hội thảo, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng đánh giá, trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, kinh tế biển tại tỉnh Nam Định đã có những bước phát triển vượt bậc. Tiềm năng phát triển kinh tế ven biển được phát huy khá toàn diện và đạt được mức tăng trưởng khá, đã thực hiện được một số giải pháp có tính đột phá trong phát triển kinh tế ven biển. Bên cạnh những thành tựu, tỉnh Nam Định vẫn còn một số hạn chế, như phát triển kinh tế ven biển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh chưa hoàn thiện chưa tạo được sự kết nối đồng bộ với các địa phương khác...
Thời gian tới, để kinh tế biển phát triển, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, tỉnh Nam Định cần quy hoạch đồng bộ vùng kinh tế biển, ven biển, đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực này nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển địa phương. Nghiên cứu phát triển kinh tế biển theo đặc thù của Nam Định, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ mới, công nghệ sáng tạo để nâng cao giá trị kinh tế, song phải gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường...
Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học tập trung phân tích những tồn tại hạn chế, đề xuất những giải pháp phù hợp để tiếp tục thu hút những thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế biển tại Nam Định trong thời gian tới.
Nam Định có bờ biển dài 72 km gồm 3 huyện: Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu với 80 xã, thị trấn. Các vùng ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hàng năm đóng góp trên 25% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh; các địa phương vùng ven biển luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới đóng góp quan trọng vào thành tích xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng ven biển tại Nam Định những năm gần đây được quan tâm đầu tư, trong đó một số dự án lớn đã hoàn thành hoặc đang triển khai, như tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cầu Thịnh Long, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định, Khu Công nghiệp dệt may Rạng Đông,… góp phần tạo diện mạo mới, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven biển.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung làm rõ các điều kiện để phát triển vùng kinh tế biển, như hạ tầng cơ sở; tổ chức bộ máy; con người; ngành kinh tế ven biển được lựa chọn; sự liên kết vùng gắn với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó thiên tai; công tác giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống cho bà con ven biển đã bám trụ làm kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển. Các tham luận cũng đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển vùng kinh tế biển, ven biển phù hợp với đặc thù tỉnh Nam Định
Phát biểu kết luận hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc cho rằng, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia tại buổi hội thảo đã làm rõ hệ thống quan điểm, định hướng, giải pháp để xây dựng, phát triển vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Từ đó nâng cao nhận thức và quyết tâm hành động của toàn Đảng bộ, trong đó có 3 huyện ven biển để tranh thủ nguồn lực, phát huy lợi thế địa phương tạo ra cực tăng trưởng mới trên địa bàn tỉnh./.
Dương Dương (tổng hợp)
Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh  (13/07/2022)
Nam Định giải quyết khó khăn, tạo đà phát triển kinh tế  (07/07/2022)
Nam Định: Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề về đời sống, xã hội  (25/06/2022)
Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Nam Định năm 2021 tăng 7 bậc  (15/06/2022)
Hội thảo khoa học “Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI - Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”  (10/06/2022)
Quản lý tài sản công ở nước ta gắn với phòng, chống “nhóm trục lợi”  (08/06/2022)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên