Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - giá trị lịch sử và hiện thực
TCCS - Ngày 19-3-2021, tại thành phố Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - Giá trị lịch sử và hiện thực”. Đây là Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (1971 - 2021).
Tham dự Hội thảo có đồng chí Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị; Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu IV; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương, một số địa phương, đơn vị; các đồng chí lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử…
Báo cáo đề dẫn hội thảo do Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trình bày, nhấn mạnh, cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trên địa bàn hai tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và tỉnh Xa-va-na-khẹt của Lào, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội trong Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội Sài Gòn được Mỹ yểm trợ hỏa lực, tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến chi viện chiến lược, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công địch.
Thượng tướng Trần Quang Phương khẳng định, chiến dịch thể hiện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Trải qua 3 đợt chiến đấu, với sự phối hợp, phục vụ chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Lào, bộ đội ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mưa bom, bão đạn của quân thù, bằng sự hiệp đồng nhịp nhàng và chặt chẽ, chiến đấu kiên quyết, chặn đánh, bẻ gãy nhiều mũi tiến công trên các hướng của địch; bao vây, chia cắt, cô lập và tiến công tiêu diệt địch, giành thắng lợi lớn, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của địch, bảo vệ vững chắc tuyến vận chuyển chiến lược Trường Sơn, hoàn thành vượt mức yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra. Thắng lợi của Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 có ý nghĩa to lớn, tác động mạnh đến cục diện chiến trường ba nước Đông Dương, giáng đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn quân đội ta thực hành các chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đánh tiêu diệt lớn trên chiến trường miền Nam; đồng thời, đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam nói chung và nghệ thuật chiến dịch phản công nói riêng.
Hơn 90 tham luận gửi tới ban tổ chức và ý kiến phát biểu, trao đổi tại hội thảo của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, một số địa phương và nhân chứng lịch sử tập trung làm rõ hơn về chiến thắng Đường 9 - Nam Lào năm 1971, khẳng định đây là một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không chỉ góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh mà còn trực tiếp đánh bại cuộc thử nghiệm khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn, phá tan mưu đồ ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn.
Nhiều tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo đúc rút thêm một số bài học lịch sử và kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh; về việc phát huy sức mạnh của cả nước để làm nên chiến thắng; bước phát triển về khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tất cả các tham luận và ý kiến phát biểu đều cho rằng, những bài học từ chiến thắng Đường 9 - Nam Lào năm 1971 còn có giá trị lịch sử, giá trị thực tiễn sâu sắc, góp phần vận dụng vào hoạt động xây dựng quân đội, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; đồng thời, tôn vinh những gương chiến đấu anh dũng, hy sinh để nâng cao tinh thần yêu nước, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam cho các thế hệ hôm nay và mai sau...
Vào ngày 30-1-1971, Mỹ - ngụy bắt đầu thực hiện kế hoạch - cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, mở đường số 9 đến biên giới và sử dụng Khe Sanh làm sân bay trực thăng. Chúng huy động lúc cao nhất 15 trung đoàn bộ binh, hai trung đoàn thiết giáp, 21 tiểu đoàn pháo binh, hơn 700 máy bay... gồm trên 42.000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác. Riêng ở mặt trận Khe Sanh, quân địch có khoảng 23.000 tên; trong đó có 15.000 lính Mỹ, 200 đại bác và súng cối, hơn 1.000 xe quân sự rải khắp đường số 9 dài khoảng 70km từ Đông Hà đến Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị). Đây là cuộc hành quân lớn nhất, điển hình của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Với quyết tâm đánh bại chiến dịch “Lam Sơn 719” của Mỹ - ngụy, quân đội ta đã tập trung một lực lượng lớn gồm 60.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều binh chủng và nhiều phương tiện chiến tranh. Sau hơn một tháng phản công, trong đó có nhiều trận chiến đấu ác liệt, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên hai vạn tên địch, đánh thiệt hại nặng 6 trung đoàn, lữ đoàn, 13 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh; phá hủy 1.100 xe, hơn 100 khẩu pháo lớn, bắn rơi 550 máy bay; bắt hơn 1.000 tù binh, thu 3.000 khẩu súng các loại và nhiều trang bị quân sự.
Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân đội ta thực hành thắng lợi một chiến dịch phản công quy mô lớn bằng các lực lượng binh chủng hợp thành. Ngày 31-3-1971, lực lượng tham gia chiến dịch được Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi thư khen “Đánh giỏi, thắng giòn giã, lập chiến công xuất sắc”./.
Lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Đại hội lần thứ XIII của Đảng  (11/01/2021)
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam - Vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử  (09/01/2021)
Tôn vinh và lan tỏa những giá trị tốt đẹp vì cộng đồng  (25/12/2020)
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”  (01/12/2020)
Nam Bộ kháng chiến - ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử  (21/11/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển