Huyện Hoài Đức (Hà Tây): Dạy nghề và giải quyết việc làm tạo đà cho phát triển kinh tế
Học nghề làm bún_Ảnh TL
Khâu chủ động trước quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
Hoài Đức là huyện có vị trí liền kề Thủ đô Hà Nội với nhiều lợi thế và tiềm năng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tỷ lệ lao động vùng ven đô không có việc làm cũng tăng cao, nảy sinh từ việc nhiều hộ dân bị mất đất nông nghiệp do quá trình xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. Tình trạng không có việc làm cũng là mầm mống nảy sinh những bức xúc, tiêu cực xã hội tại vùng ven đô nếu không được giải quyết kịp thời. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được Hoài Đức coi như một khâu trọng yếu tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định và vững chắc trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Huyện tập trung đẩy mạnh công tác dạy nghề. Trong 2 năm 2005 - 2006, huyên đã mở 23 lớp với 781 học viên, và hằng năm có khoảng 4 nghìn người được học, truyền nghề bằng phương pháp vừa học vừa làm các nghề: dệt, may mặc, mây tre đan, mộc, nề, sửa chữa cơ khí nhỏ, sơn mài, điêu khắc, tạc tượng, nghề ảnh... Từ năm 2003 đến nay, Hoài Đức đã thành lập một trung tâm dạy nghề, một trung tâm giáo dục thường xuyên và một số mô hình dạy, đào tạo nghề ở các xã làm nghề truyền thống, kết hợp với công tác đào tạo ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng của các doanh nghiệp trên địa bàn. Không chỉ phụ thuộc vào cơ chế đào tạo của chính quyền và doanh nghiệp, Hoài Đức còn xã hội hóa công tác đào tạo nghề mạnh mẽ, chuyển việc đào tạo linh hoạt theo nhu cầu của thị trường với việc khuyến khích thành lập các mô hình đào tạo do tư nhân đứng ra thành lập. Trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị cần tuyển dụng lao động để xây dựng kế hoạch, chương trình, ngành nghề đào tạo. Mô hình trên đã chứng tỏ tính năng động, hiệu quả, nhất là việc đáp ứng được nhu cầu của thị trường và chất lượng đội ngũ lao động qua đào tạo.
Công tác đào tạo gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp. Năm 2005 và 2006, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho gần 8,2 nghìn lao động, trong đó các làng nghề là 2,4 nghìn người, xuất khẩu lao động 199 người, tạo việc làm không ổn định (thợ xây, làm vườn, đi chợ...) cho hơn 2,7 nghìn người. Nhiều làng nghề của huyện đã nhanh nhạy bắt kịp với cơ chế kinh tế thị trường, không chỉ khởi sắc trong kinh doanh mà còn là nơi thu hút số lượng lao động lớn, tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Làng dệt La Phù là một minh chứng điển hình. Trên chính vùng đất quê hương của mình, nhiều nông dân đã vươn lên trở thành những triệu phú mà người dân ở đây quen gọi là các “thầu giàu”, cùng những cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô, thường xuyên tạo việc làm ổn định cho 2,2 nghìn lao động. Với nghề thêu ren, dệt may truyền thống, La Phù “thay da, đổi thịt” từng ngày, từ một làng quê nghèo hiện nay đã có diện mạo của một đô thị vùng ven đô với hệ thống nhà cửa, hạ tầng khang trang, hiện đại.
Đào tạo, giải quyết việc làm hiệu quả cho người lao động không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân, ngăn chặn những nảy sinh tiêu cực về xã hội mà đây còn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện. Tổng giá trị sản xuất của Hoài Đức năm 2006 đạt hơn 1,8 nghìn tỉ đồng, tăng 18,4% so với năm 2005, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng bình quân hằng năm 19,1%. Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh tăng nhanh: năm 2005 có 224 doanh nghiệp (tăng hơn 3 lần so với năm 2000), hơn 8,8 nghìn hộ kinh doanh (tăng 74,3% so với năm 2000), thu hút 30,7 nghìn lao động. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt 7 triệu USD, với các mặt hàng chủ yếu là hàng dệt len, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm...
Toàn huyện đã quy hoạch và đang triển khai thực hiện 5 cụm, 5 điểm công nghiệp với diện tích trên 274 ha, đang tiếp tục quy hoạch 12 điểm công nghiệp, phối hợp triển khai với một số dự án lớn về phát triển đô thị. Giá trị xây dựng cơ bản 5 năm ước đạt 510 tỉ đồng, đầu tư chủ yếu cho sản xuất, kinh doanh, kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường giao thông, xây dựng trường học, trạm y tế và các công trình phúc lợi xã hội, qua đó góp phần đổi mới hạ tầng nông thôn và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Lộ trình cho ngày mai
Những kết quả bước đầu gặt hái tạo đà để Hoài Đức phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề dài hạn đạt 35% trở lên, qua dạy nghề 40%. Đào tạo nghề phục vụ và hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại và dịch vụ. Hằng năm giải quyết việc làm cho 2,5 nghìn lao động trở lên và tạo thêm việc làm từ 3,5 nghìn đến 4 nghìn lao động ở nông thôn để tăng thêm thu nhập, giảm số lượng người thiếu việc làm trên địa bàn huyện còn từ 1,5 nghìn - 2 nghìn người.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của huyện: + Giá trị sản xuât công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2007 ước đạt 415,2 tỉ đông + Giải quyết viêc làm cho 3.500 lao động + Tổng thu ngân sách nhà nước là 87 tỉ, đạt 138,7% kế hoạch năm do tỉnh giao, tăng 178,6% so với cùng kỳ 2006. + Tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 là 196 tỉ đồng, tăng 290% so với năm 2006 + 24 dự án với tổng diên tích là 4,77 ha phải bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm 2007. |
Hướng tới những mục tiêu trên, Hoài Đức tiến hành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết và nhiệm vụ cấp bách của công tác dạy nghề, học nghề, giới thiệu việc làm sâu rộng, nhằm tạo bước chuyển biến mới về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, chú trọng đào tạo nghề dài hạn cho học sinh được phân luồng sau các cấp học phổ thông.
Thực hiện xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, mạng lưới trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện. Chú trọng dạy nghề cho lao động do thu hồi đất nông nghiệp ở các xã An Khánh, Lại Yên, Song Phương, Kim Chung, Di Trạch. Khuyến khích những tổ nhóm, những nghệ nhân, những thợ lành nghề truyền nghề trực tiếp cho thanh niên, người lao động tại địa phương. Phát triển cơ sở dạy nghề tư nhân ở các làng nghề, duy trì các lớp dạy nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề cho người lao động ở địa bàn bị thu hồi đất nông nghiệp theo chương trình khuyến công, khuyến nông.
Mở rộng hình thức xuất khẩu lao động nông nghiệp, thông qua việc đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với các cấp, các tổ chức để thực hiện việc đưa người đi lao động ở nước ngoài có hiệu quả. Quan tâm hơn nữa công tác xuất khẩu lao động, coi đây là một mũi nhọn trong giải quyết việc làm, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động để hằng năm đưa được từ 250 đến 300 người lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm ở các cấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ven đô theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đầu tư thâm canh theo hướng cây, con có giá trị kinh tế cao, nâng giá trị trên 1 ha gieo trồng đạt 35-40 triệu đồng trở lên.
Sử dụng đất cho mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta  (01/08/2007)
Sức ép của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam  (01/08/2007)
Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững  (01/08/2007)
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ  (01/08/2007)
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên