ADB dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết nền kinh tế Việt Nam đang phát triển lành mạnh và sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong năm 2007.
Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2007 (ADO) công bố tại Hà Nội ngày 17/9, ADB đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã gia tăng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2007, ở mức 7,9%, cao hơn 0,5% so với một năm trước.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2007 (ADO) cũng dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho cả năm 2007là 8,3%, không thay đổi so với dự báo của ADO 2007 hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, báo cáo còn dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 8,5% vào năm 2008.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam hầu như hoàn toàn từ ngành công nghiệp và dịch vụ, và sự năng động của khu vực tư nhân được ghi nhận với mức tăng 20,5%, hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước. Trong số các tiểu ngành, ngành sản xuất tăng mạnh 12,4% nhưng khai thác mỏ lại có mức tăng trưởng rất nhỏ vì có sự sụt giảm 7,4% trong khai thác dầu thô do sản lượng khai thác tại mỏ dầu Bạch Hổ - mỏ dầu lớn nhất Việt Nam, giảm sút.
Dịch vụ, thương mại và tài chính tăng 10,4%, khách sạn và nhà hàng do được lợi từ sự tăng mạnh tiêu dùng và du lịch đã tăng 12,7%. Bên cạnh đó, do được khích lệ bởi việc Việt Nam gia nhập WTO và bởi những cải thiện trong môi trường kinh doanh, đầu tư tăng 14% trong nửa đầu năm. Phần lớn tăng trưởng đầu tư là từ khu vực tư nhân trong nước với phần đóng góp trong đầu tư tổng thể đã tăng lên khoảng 35% trong nửa đầu năm 2007, so với mức tăng 23% trong 6 năm. Đầu tư mạnh mẽ đã dẫn đến mức tăng tới 30,4% về nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu 2007 và nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị tăng 46,5%. Nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian cũng gia tăng mạnh mẽ. Về xuất khẩu, sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may và quần áo tăng 25,9% trong nửa đầu năm, sau khi hủy bỏ hạn ngạch và xuất khẩu đồ gỗ cũng tăng 23%.
Do có sự tăng trưởng mạnh của hai trong số các tiểu ngành là sản xuất và xây dựng, công nghiệp dự kiến tăng 10,6% năm 2008. Nhờ được khích lệ bởi tiêu dùng và du lịch cũng như việc mở cửa dần dần của một số khu vực cho sự tham gia của nước ngoài, dịch vụ dự kiến sẽ tăng 8,6% vào năm sau. Lợi ích về mậu dịch có từ việc gia nhập WTO dự kiến sẽ giữ mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong năm 2008 ở mức 22%.
Tại buổi công bố báo cáo, ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, những ai đã kỳ vọng có những phép màu từ việc Việt Nam gia nhập WTO có thể cảm nhận khác, nhưng Việt Nam thực sự đã có một tiến bộ quan trọng trong phát triển và cải cách kinh tế. "Đầu tư và tiêu dùng mạnh mẽ đã tạo đà cho tăng trưởng kinh tế mạnh trong nửa đầu năm nay. Sự gia tăng nhập khẩu, một phần liên quan đến đầu tư, đã nới rộng mức thâm hụt mậu dịch hơn dự kiến, nhưng đó chưa phải là một vấn đề quan ngại. Mặc dù lạm phát gia tăng sẽ đòi hỏi Chính phủ phải cẩn trọng, chúng tôi cho rằng lạm phát vẫn ở trong tầm kiểm soát. Điều quan trọng nhất đối với Việt Nam vẫn là đẩy nhanh cải cách và thực hiện khẩn trương hơn các dự án phát triển thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục”.
Tính toán của ADB cho thấy, ở Việt Nam lạm phát tăng trong những năm gần đây và đến tháng 8 năm 2007 là 7,3%. Con số lạm phát này chủ yếu là do tăng giá thực phẩm. Nếu loại bỏ yếu tố tăng giá thực phẩm, lạm phát sẽ chỉ ở mức khiêm tốn. Mức lạm phát dự kiến sẽ duy trì ở 7,8% trong năm 2007 và sẽ giảm tiếp đến 6,8% vào năm 2008.
Số người cực nghèo ở Mỹ cao kỷ lục  (19/09/2007)
Nhìn lại 20 năm phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam  (19/09/2007)
Đạo đức trong giao tiếp xã hội ở nước ta hiện nay  (19/09/2007)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đánh giá cán bộ  (19/09/2007)
Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng  (19/09/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay