Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại
Thế giới đã bước sang thế kỷ XXI với nhiều thay đổi. Tuy nhiên, theo nhận định của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, “trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn.
Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn...”(1).
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đan xen giữa cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức, điều quan trọng là phải nhận thức rõ những đặc điểm có tính chất chi phối sự phát triển lâu dài. Cuốn sách Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại do GS. Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ chính trị làm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản) có thể giúp bạn đọc nắm bắt được khái quát thực trạng tình hình thế giới hiện nay và xu hướng phát triển của thế giới trong thời gian tới.
Nội dung cuốn sách tập trung phân tích một số vấn đề nổi bật của thế giới đương đại, như vấn đề đấu tranh giai cấp và dân tộc, vấn đề tôn giáo, quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, những tính chất và mâu thuẫn cơ bản của thời đại chúng ta, tiền đồ của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội...
Cuốn sách gồm chín chương:
Chương I: Mấy vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu thế giới đương đại
Chương II: Tính chất thời đại, những mâu thuẫn lớn trên thế giới hiện nay
Chương III: Cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa kinh tế
Chương IV: Những vấn đề toàn cầu ngày càng trở nên bức xúc
Chương V: Quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển
Chương VI: Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong bối cảnh thế giới hiện nay
Chương VII: Về vận mệnh và tiền đồ của chủ nghĩa tư bản
Chương VIII: Về tương lai của chủ nghĩa xã hội
Chương IX: Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.74
Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam  (12/03/2008)
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam với Anh, Đức, Ireland lên bước phát triển mới, sâu rộng và hiệu quả hơn  (11/03/2008)
Chiều sâu của triển vọng hợp tác tốt đẹp  (11/03/2008)
Chiều sâu của triển vọng hợp tác tốt đẹp  (11/03/2008)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thống đốc bang Tây Ôxtrâylia Ken Michel  (11/03/2008)
Việt Nam tham gia tổ chức “Những ngày Pháp ngữ 2008” tại Băng-la-đét  (11/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên