Những trào lưu lý luận dân tộc cơ bản trên thế giới đương đại có ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc hiện nay
TCCSĐT - Ngày 31-12-2016, tại Hà Nội, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Những trào lưu lý luận dân tộc cơ bản trên thế giới đương đại có ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc hiện nay”.
Hội thảo khoa học lần này nằm trong khuôn khổ của Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Một số vấn đề lý luận cơ bản về dân tộc trong thế giới đương đại và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, mã số: CTDT.01.16/16-20, do Học viện Chính trị khu vực I là cơ quan chủ trì. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn trong và ngoài Học viện. PGS, TS. Trần Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Đề tài, chủ trì Hội thảo.
Trong Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Trần Hậu khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề nổi trội trong quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu với thế giới đương đại. Mọi quốc gia đều đang ra sức tìm mọi con đường để bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân tộc mình, giữ gìn nền độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lại không thể tách rời với thế giới dù quốc gia đó là đơn tộc người hay đa tộc người. Từ lâu, vấn đề dân tộc đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới lãnh đạo, cầm quyền của các quốc gia - dân tộc và sự tìm tòi, khảo cứu của giới nghiên cứu. Rất nhiều công trình khoa học đã được công bố bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về dân tộc đã có quá trình lâu dài, gắn liền với nhu cầu giải phóng dân tộc của một nước thuộc địa nửa phong kiến từ thế kỷ XIX đến nay và đã có nhiều thành tựu sáng tạo… Tuy nhiên, từ góc độ nghiên cứu khoa học cho thấy, do có sự khác biệt về cách tiếp cận giữa các quốc gia, các trường phái mà đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận chưa có hồi kết và những khoảng trống trong lý luận về dân tộc.
Đề tài khoa học “Một số vấn đề lý luận cơ bản về dân tộc trong thế giới đương đại và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” nhằm mục tiêu tổng quát là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dân tộc trong thế giới đương đại, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp xây dựng hệ thống lý luận về dân tộc ở Việt Nam trong điều kiện mới. Để thực hiện mục tiêu đó, cần phải hệ thống hóa, phân loại các trào lưu lý luận dân tộc trên thế giới hiện nay, phân tích nguồn gốc kinh tế, chính trị, xã hội của từng trào lưu; rút ra những vấn đề lý luận có giá trị và đề xuất khung lý luận dân tộc ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XXI, đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai, xây dựng và củng cố vững chắc khối đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Hội thảo khoa học “Những trào lưu lý luận dân tộc cơ bản trên thế giới đương đại có ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc hiện nay” là hội thảo đầu tiên, có ý nghĩa gợi mở những vấn đề cần nghiên cứu về các trào lưu lý luận dân tộc cơ bản của thế giới đương đại có ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc ở Việt Nam để định hướng nghiên cứu cho Đề tài.
Trên cơ sở những gợi ý nội dung cần quan tâm, trao đổi, các đại biểu tham dự Hội thảo đã nghe 5 báo cáo tham luận sâu sắc, đầy tâm huyết về các vấn đề: Phát triển lý luận về bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay; Một số vấn đề lý luận dân tộc ở Trung Quốc; Các tiêu chí phân loại dân tộc trên thế giới và một số vấn đề dân tộc - tôn giáo ở Việt Nam; Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19-4-1946; Quan điểm của V.I. Lê-nin về vấn đề dân tộc trong tác phẩm “Ý kiến phê phán về vấn đề dân tộc”. Mỗi báo cáo tham luận tại Hội thảo lại nhận được những ý kiến bình luận rất sắc sảo của các chuyên gia, nhà khoa học. Các ý kiến bình luận không chỉ gợi ý nhiều khía cạnh bổ sung cho các báo cáo tham luận, mà còn mở rộng bình diện nghiên cứu của các báo cáo này, từ đó, cung cấp nhiều nội dung tham khảo có giá trị để Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học tiếp tục triển khai nghiên cứu có hiệu quả, hướng đến nâng cao hơn nữa chất lượng của Đề tài và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra./.
Nga, Mỹ có mọi điều kiện tiên quyết để phá vỡ bế tắc quan hệ  (01/01/2017)
Nga và Trung Quốc khẳng định thúc đẩy hợp tác trong năm 2017  (01/01/2017)
Giám đốc WEF kêu gọi EU khởi động lại quan hệ với Nga  (01/01/2017)
Thủ tướng thăm Cảng Đà Nẵng và Trung tâm cứu nạn hàng hải Khu vực II  (01/01/2017)
Lễ hội Xuân Quê hương 2017 sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh  (01/01/2017)
Đà Nẵng: Kỷ niệm 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương  (01/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay