Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thời kỳ hội nhập
TCCSĐT - Ngày 28-11-2016, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Tạp chí Cộng sản đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn với chủ đề: “Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thời kỳ hội nhập”.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; đồng chí Lê Huy Ngọ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản đồng chủ trì Hội thảo.
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, chủ trương này đã trực tiếp mang lại lợi ích cho người nông dân và họ giữ vai trò chủ thể trong quá trình thực hiện. Vai trò, vị thế của giai cấp nông dân và người nông dân ngày càng được khẳng định trong quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, những thành tựu, kết quả đạt được của ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa thật sự đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước. Giai cấp nông dân đang đối diện với những thách thức gay gắt, nếu không định dạng và nhận thức đầy đủ về vấn đề này thì người nông dân có nguy cơ bị rơi vào vị thế bất lợi, đánh mất vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ những vấn đề trên, Hội Nông dân Việt Nam và Tạp chí Cộng sản đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn với chủ đề: “Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thời kỳ hội nhập”. Ban Tổ chức đã nhận được 75 tham luận tham gia Hội thảo của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý thực tiễn ở Trung ương, địa phương.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, đồng chí Lại Xuân Môn nêu rõ những mâu thuẫn, nghịch lý nổi cộm cần được giải quyết cả trong nhận thức, chính sách và thực tiễn, như: mâu thuẫn giữa tình trạng ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ của hộ tiểu nông với yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của kinh tế nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn với những nghịch lý của bản thân quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Giải quyết thấu đáo được các vấn đề này mới có thể giúp người nông dân thực hiện tốt vai trò của mình trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thời kỳ hội nhập.
Tại Hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học đã tập trung phân tích, làm rõ các nhóm vấn đề cơ bản, cốt lõi sau:
Thứ nhất, luận giải, tìm tòi các cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, định dạng, làm rõ trong môi trường, điều kiện chính trị, điều kiện xã hội, điều kiện phát triển của nền nông nghiệp, của xã hội nông thôn hiện nay. Đặc biệt, các ý kiến tại Hội thảo tập trung thảo luận về trách nhiệm xã hội của nông dân và vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, đặc biệt là các rào cản đối với nông dân cần phải tháo gỡ để giai cấp này thực sự phát huy vai trò chủ thể trong cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Hội thảo nhấn mạnh, cần tiến hành cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà xu hướng tất yếu là rút ngắn khoảng cách giữa các lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; công nghệ cao được áp dụng ngày càng rộng rãi vào các khâu tạo giống, cải tạo môi trường sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi, sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản; mô hình nông trại thông minh trở thành lựa chọn cho các nhà nông chuyên nghiệp; toàn cầu hóa đang tạo áp lực gay gắt với khu vực nông nghiệp.
Thứ ba, nhận diện, phân tích, đánh giá các mô hình thực tiễn đang vận động về phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, như cánh đồng mẫu lớn; xây dựng hợp tác xã kiểu mới; liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học; chuỗi giá trị toàn cầu đối với nông sản cho nông dân; tham dự chính trị của nông dân ở nông thôn; những thành tựu và bất cập của xây dựng nông thôn mới; xây dựng các nhà nông chuyên nghiệp, trang trại thông minh...
Thứ tư, vai trò của các đối tác tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khi nông dân đóng vai trò chủ thể, đặc biệt là vai trò, vị trí của của doanh nghiệp, của nhà khoa học; cơ chế, phương thức, mô hình để các đối tác (doanh nghiệp, nhà khoa học) tham gia chủ động, tích cực, hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại nông nghiệp, nông thôn, mà không dẫn tới hoán đổi địa vị giữa chủ thể và đối tác, không đánh mất quyền làm chủ ruộng đất và nông thôn của người nông dân.
Thứ năm, Hội Nông dân được định vị ở đâu, chiều kích nào trong quá trình phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong cấu trúc lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hướng đi nào cho đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội để thu hút, đoàn kết, tập hợp nông dân phát huy đầy đủ vai trò chủ thể; mối quan hệ ba bên, bốn bên giữa Hội với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế khác trong phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thứ sáu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp xây dựng cơ sở vững chắc cho việc giữ vững và phát huy vai trò chủ thể của của giai cấp nông dân trong cấu trúc lại kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xác định rõ vai trò của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể; vai trò của Hội Nông dân Việt Nam (từ Trung ương đến cơ sở) và những nỗ lực tự thân của giai cấp nông dân.
Phát biểu tại Hội thảo, GS. Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận định: “Hội nông dân Việt Nam và phương thức sản xuất hợp tác xã cùng Liên minh hợp tác xã Việt Nam là nền tảng bảo đảm vai trò chủ thể của giai cấp nông dân Việt Nam. Nông dân liên kết qua hợp tác xã là mô hình cơ bản nhất để bảo đảm quyền lợi, quyền làm chủ của nông dân, từ đó làm cơ sở để liên kết sản xuất ở mức độ cao hơn, có lợi cho nông dân hơn qua liên kết thành lập Liên hiệp hợp tác xã hoặc liên kết với các doanh nghiệp. Thông qua phương thức sản xuất hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, vị thế của người nông dân trong đàm phán mua, bán trên thị trường được thay đổi căn bản, là tiền đề để phân phối lại giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất nông nghiệp.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản đã điểm lại những nhóm vấn đề chính mà Hội thảo đưa ra (quan niệm nông dân là chủ thể; cơ sở kinh tế - xã hội để nông dân thực hiện vai trò chủ thể; các điều kiện bảo đảm vai trò chủ thể của nông dân; nhóm định dạng, nhận dạng quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các giải pháp cơ bản giúp người nông dân thực hiện vai trò chủ thể…), trong đó đặc biệt lưu ý vấn đề “quan niệm nông dân là chủ thể”, nếu không có định hướng, giải pháp đúng đắn thì người nông dân từ ngôi vị làm chủ sẽ thành người làm thuê. Người nông dân, hộ nông dân cá thể cũng khó thực hiện được vai trò chủ thể nếu không nằm trong một tổ chức, một lực lượng kinh tế để tự bảo vệ và phát triển, vì vậy, rất cần sự đồng thuận và hỗ trợ của các tổ chức, cộng đồng, giúp người nông dân thực hiện được vai trò chủ thể không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội./.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở nông thôn trong tình hình hiện nay  (28/11/2016)
Bến Tre: Quyết tâm vượt khó, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016  (28/11/2016)
Bến Tre: Quyết tâm vượt khó, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016  (28/11/2016)
Cộng đồng Pháp ngữ rất coi trọng vai trò và đóng góp của Việt Nam  (28/11/2016)
Chủ tịch Quốc hội lên đường dự lễ tang lãnh tụ Cuba Fidel Castro  (28/11/2016)
Kinh tế vĩ mô ổn định, CPI cả nước trong tháng 11 tăng 0,48%  (28/11/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên