Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Việt Nam-ASEAN với Liên bang Nga
Sáng 15-9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác phát triển giữa Việt Nam - ASEAN với Liên bang Nga: Thực trạng và triển vọng”.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; giáo sư, tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN; tiến sỹ Gorlinskiy Igor, Phó Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg, Liên bang Nga dự và chủ trì Hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có các đại biểu, học giả đến từ Liên bang Nga, tổ chức ASEAN, các nước trong khối ASEAN và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu rõ hội thảo là dịp để giới khoa học, nhà lãnh đạo các nước ASEAN và Nga nhìn nhận lại một cách đầy đủ, khách quan những vấn đề trọng tâm trong quan hệ giữa Việt Nam - ASEAN với Liên bang Nga.
Sự tham gia của các đại biểu, học giả nhằm góp phần tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam - ASEAN với Liên bang Nga trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đầy biến động hiện nay.
Trên cơ sở mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Liên bang Nga, Việt Nam được coi là một nhân tố điều phối quan hệ ASEAN - Liên bang Nga, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh trong chính sách Hướng Đông của Nga hiện nay, Việt Nam là một mắt xích hết sức quan trọng.
Đặc biệt, tuy hợp tác ASEAN - Nga mới hình thành và phát triển từ vài thập niên gần đây với chính sách đối ngoại cân bằng Á - Âu của Liên bang Nga, nhưng đã mang đến những thành quả có ý nghĩa to lớn. Tuyên bố chung Nga - ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ngày 13-12-2005 đã khẳng định: “Toàn cầu hóa đã dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia, làm cho an ninh và thịnh vượng giữa các quốc gia này gắn kết với nhau”.
Ngoài Việt Nam là nước có quan hệ hợp tác kinh tế sớm với Liên bang Nga, một số quốc gia ASEAN khác như Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... cũng trở thành các đối tác thương mại lớn của Liên bang Nga.
Các hoạt động hợp tác về văn hóa, giáo dục, du lịch, an ninh quốc phòng... đã được các bên tích cực thúc đẩy, đem lại kết quả tương đối khả quan. Trên tinh thần đó, Liên bang Nga và ASEAN đã không ngừng nỗ lực tăng cường sự hợp tác trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng...
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các đối tác để tạo động lực cho phát triển.
Để chính sách nhất quán của Việt Nam là cố gắng cùng với các nước ASEAN đưa quan hệ ASEAN - Nga phát triển toàn diện, Phó Chủ tịch nước đề nghị hội thảo cần giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay như đánh giá lại tiềm năng hợp tác toàn diện, hợp tác trên từng lĩnh vực giữa ASEAN và Liên bang Nga; vai trò của quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Liên bang Nga trong việc bảo vệ, giữ gìn hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lợi ích thiết thực của Nga trước một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng; khẳng định rõ vai trò của Việt Nam trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN - Liên bang Nga và trong chính sách đối ngoại Hướng Đông của Liên bang Nga.
Hội thảo làm rõ nguyên nhân các rào cản khách quan, chủ quan đang làm chậm lộ trình hợp tác toàn diện giữa ASEAN với Liên bang Nga; những vấn đề đã và đang đặt ra trong quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam - ASEAN với Liên bang Nga; những hướng ưu tiên trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Liên bang Nga, trong đó thế mạnh của mỗi bên được phát huy cao nhất cho sự thịnh vượng chung và góp phần tốt nhất cho việc giải quyết các vấn đề của khu vực.
Hội thảo cần tìm ra các giải pháp đột phá để khơi thông quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Liên bang Nga nhằm tạo thêm những cơ hội, nguồn lực phát triển lẫn nhau, trong đó chi tiết hóa tính chất địa chiến lược của hợp tác ASEAN - Liên bang Nga ở các cấp độ như hợp tác của Liên bang Nga với tổ chức ASEAN trong tổng thể hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương; hợp tác của Liên bang Nga với từng nước trong ASEAN, trong đó trọng tâm là Việt Nam; hợp tác của Liên bang Nga trong từng vấn đề cụ thể...
Báo cáo đề dẫn hội thảo do giáo sư, tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày cũng nêu rõ Việt Nam là quốc gia vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống với nước Nga, có vai trò quan trọng trong khối ASEAN.
Trong quá trình trở lại Đông Nam Á, Liên bang Nga coi Việt Nam là một mắt xích quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ với các nước ASEAN. Việt Nam luôn đặt nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Liên bang Nga. Trước nhu cầu phát triển cũng như các lợi ích quốc gia, cả hai nước đều mong muốn và có biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Quan hệ hai nước mang tính thực tế cao dựa trên sự nhận thức về vị trí, vai trò của mỗi nước với tư cách là yếu tố tác động. Trên thực tế, hợp tác năng lượng, kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam - Liên bang Nga như một bảo đảm quan trọng cho sự bền vững và tương lai phát triển của quan hệ song phương.
Tại hội thảo, các đại biểu, học giả tập trung thảo luận các vấn đề như quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam - ASEAN với Liên bang Nga; trong đó đi sâu đánh giá lại tiềm năng hợp tác toàn diện giữa ASEAN với Liên bang Nga; vai trò của Việt Nam trong quan hệ hợp tác ASEAN - Liên bang Nga; các giải pháp đột phá khơi thông quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Liên bang Nga.
Các đại biểu, học giả cũng đã thảo luận vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, trong đó đi sâu những lĩnh vực Liên bang Nga và ASEAN có thể mở rộng hợp tác để thúc đẩy sự phát triển; những thành tựu, hạn chế trong quá trình hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ giữa Liên bang Nga và các nước ASEAN thời gian qua; các sáng kiến, giải pháp để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga với các nước ASEAN./.
Tọa đàm về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc  (15/09/2014)
Hợp tác, xúc tiến mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Ấn Độ  (15/09/2014)
Na Uy cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển tăng trưởng xanh  (15/09/2014)
Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp 3 dẫn đầu về đầu tư vào Lào  (15/09/2014)
Tăng cường phối hợp các bộ, ngành trong phòng chống dịch Ebola  (15/09/2014)
Tăng cường phối hợp các bộ, ngành trong phòng chống dịch Ebola  (15/09/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên