Bỏ thì thương, vương thì tội
16:54, ngày 22-05-2013
TCCSĐT - Cách đây 3 năm, EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra gói cứu trợ tài chính chung ở mức độ 750 tỷ ơ-rô. Trên danh nghĩa, nguồn tiền này được huy động để cứu những thành viên EU lâm vào khủng hoảng tài chính và nợ công đến mức tự thân không thể thoát ra khỏi.
Trong thực chất, mục đích của EU và IMF là cứu Khu vực đồng tiền chung ơ-rô (Eurozone) của 17 thành viên EU. Sau 3 năm, biện pháp này của EU và IMF giúp 5 thành viên thuộc nhóm các thành viên sử dụng đồng ơ-rô, được gọi là Nhóm Eurozone, không bị phá sản nhưng họ vẫn chưa thoát hẳn khỏi sự khủng hoảng. Đồng ơ-rô tuy không còn bị đe dọa như trước nhưng cũng chưa hẳn đã thoát hiểm. Một vài thành viên khác của EU rất có thể sẽ tham gia nhóm các thành viên bị khủng hoảng là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai-len và Síp trong thời gian tới.
Đối với EU, cuộc giải cứu đồng ơ-rô và các thành viên bị khủng hoảng đã trở thành cuộc phiêu lưu mạo hiểm về chính trị, tài chính. Chừng nào cuộc khủng hoảng này chưa chấm dứt, chừng đó EU còn phải gồng mình đối phó và những biện pháp chính sách đã được nhất trí quyết định và triển khai thực hiện sẽ chỉ đưa lại những kết quả hạn chế và chưa thể giải quyết được vấn đề một cách cơ bản. Điều đó có nghĩa là không những nguồn tài chính đáng kể huy động được từ trước đến nay vẫn là chưa đủ mà còn cả cung cách cứu trợ trong thời gian qua chưa thật thích hợp và hiệu quả.
Tất cả bắt đầu từ Hy Lạp vào tháng 10-2009 và EU cùng với IMF đưa ra gói cứu trợ tài chính đầu tiên cho Hy Lạp. Hiệu quả ít ỏi của biện pháp cứu trợ Hy Lạp đã buộc EU và IMF phải chuyển từ biện pháp đối phó tình thế sang gói biện pháp cứu trợ thường xuyên và lâu dài cho cả EU, quyết định và thông qua ngày 10-5-2010. Sau Hy Lạp đến lượt Ai-len từ tháng 11-2010, Bồ Đào Nha từ tháng 5-2011, rồi đến cả Tây Ban Nha và Síp đều phải tầm gửi ở nguồn tài chính này để không bị vỡ nợ. Rất có thể tới đây là Xlô-ven-ni-a và I-ta-li-a.
Cứu đồng ơ-rô bằng mọi giá. Đó là triết lý hành động của EU trong vấn đề này. Cũng vì thế mà EU cho tới nay vẫn luẩn quẩn trong tình trạng bỏ thì thương mà vương thì tội. Không cứu giúp các thành viên bị khủng hoảng đồng nghĩa với việc EU không duy trì được đồng ơ-rô. Việc không duy trì được đồng ơ-rô thì EU không chỉ mất thể diện và uy danh mà tiến trình nhất thể hóa châu lục còn bị đảo ngược. Cho nên EU phải cứu đồng ơ-rô bằng mọi giá. Nhưng cái giá mà EU phải trả ngày càng thêm đắt về mọi phương diện. EU sẽ còn phải huy động nhiều tiền hơn nữa phục vụ cho việc giải cứu đồng ơ-rô và các thành viên đang cũng như tới đây có thể lâm vào khủng hoảng.
EU đã vứt bỏ trên thực tế quy định như một điều tối kỵ ghi trong Điều 125 của Hiệp ước về lề lối hoạt động của Liên minh châu Âu là "EU không chịu trách nhiệm thay cho chính phủ các nước thành viên về nghĩa vụ tài chính của họ và không trả nợ thay cho họ". Hiệp ước này cũng không cho phép các thành viên giúp nhau trả nợ riêng. Cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã chuyển từ chức năng đặc trách nhiệm vụ bảo đảm ổn định giá trị đồng ơ-rô sang góp phần đối phó khủng hoảng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung trong EU.
Cung cách cứu trợ của EU còn làm thay đổi cơ bản mối quan hệ, hay đúng là tương quan quyền lực, giữa chính phủ các nước thành viên và thể chế chung của EU. Bằng chứng rõ nét nhất là sự áp đặt chính sách tiết kiệm chi tiêu và một số điều kiện khác nữa về cải cách kinh tế và xã hội cho các nước thành viên để đổi lấy sự cứu trợ tài chính bất chấp những hậu quả và hệ luỵ về phương diện chính trị xã hội nội bộ ở các nước thành viên này. Chưa bao giờ EU bị mất lòng tin ở người dân trong EU như hiện tại và cũng chưa bao giờ EU thất thế trên trường quốc tế như hiện tại. Dù vậy, EU không có sự lựa chọn nào khác ngoài đã đâm lao phải theo lao. Đã đâm lao bằng mọi giá thì giờ cũng phải theo lao bằng mọi cách./.
Đối với EU, cuộc giải cứu đồng ơ-rô và các thành viên bị khủng hoảng đã trở thành cuộc phiêu lưu mạo hiểm về chính trị, tài chính. Chừng nào cuộc khủng hoảng này chưa chấm dứt, chừng đó EU còn phải gồng mình đối phó và những biện pháp chính sách đã được nhất trí quyết định và triển khai thực hiện sẽ chỉ đưa lại những kết quả hạn chế và chưa thể giải quyết được vấn đề một cách cơ bản. Điều đó có nghĩa là không những nguồn tài chính đáng kể huy động được từ trước đến nay vẫn là chưa đủ mà còn cả cung cách cứu trợ trong thời gian qua chưa thật thích hợp và hiệu quả.
Tất cả bắt đầu từ Hy Lạp vào tháng 10-2009 và EU cùng với IMF đưa ra gói cứu trợ tài chính đầu tiên cho Hy Lạp. Hiệu quả ít ỏi của biện pháp cứu trợ Hy Lạp đã buộc EU và IMF phải chuyển từ biện pháp đối phó tình thế sang gói biện pháp cứu trợ thường xuyên và lâu dài cho cả EU, quyết định và thông qua ngày 10-5-2010. Sau Hy Lạp đến lượt Ai-len từ tháng 11-2010, Bồ Đào Nha từ tháng 5-2011, rồi đến cả Tây Ban Nha và Síp đều phải tầm gửi ở nguồn tài chính này để không bị vỡ nợ. Rất có thể tới đây là Xlô-ven-ni-a và I-ta-li-a.
Cứu đồng ơ-rô bằng mọi giá. Đó là triết lý hành động của EU trong vấn đề này. Cũng vì thế mà EU cho tới nay vẫn luẩn quẩn trong tình trạng bỏ thì thương mà vương thì tội. Không cứu giúp các thành viên bị khủng hoảng đồng nghĩa với việc EU không duy trì được đồng ơ-rô. Việc không duy trì được đồng ơ-rô thì EU không chỉ mất thể diện và uy danh mà tiến trình nhất thể hóa châu lục còn bị đảo ngược. Cho nên EU phải cứu đồng ơ-rô bằng mọi giá. Nhưng cái giá mà EU phải trả ngày càng thêm đắt về mọi phương diện. EU sẽ còn phải huy động nhiều tiền hơn nữa phục vụ cho việc giải cứu đồng ơ-rô và các thành viên đang cũng như tới đây có thể lâm vào khủng hoảng.
EU đã vứt bỏ trên thực tế quy định như một điều tối kỵ ghi trong Điều 125 của Hiệp ước về lề lối hoạt động của Liên minh châu Âu là "EU không chịu trách nhiệm thay cho chính phủ các nước thành viên về nghĩa vụ tài chính của họ và không trả nợ thay cho họ". Hiệp ước này cũng không cho phép các thành viên giúp nhau trả nợ riêng. Cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã chuyển từ chức năng đặc trách nhiệm vụ bảo đảm ổn định giá trị đồng ơ-rô sang góp phần đối phó khủng hoảng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung trong EU.
Cung cách cứu trợ của EU còn làm thay đổi cơ bản mối quan hệ, hay đúng là tương quan quyền lực, giữa chính phủ các nước thành viên và thể chế chung của EU. Bằng chứng rõ nét nhất là sự áp đặt chính sách tiết kiệm chi tiêu và một số điều kiện khác nữa về cải cách kinh tế và xã hội cho các nước thành viên để đổi lấy sự cứu trợ tài chính bất chấp những hậu quả và hệ luỵ về phương diện chính trị xã hội nội bộ ở các nước thành viên này. Chưa bao giờ EU bị mất lòng tin ở người dân trong EU như hiện tại và cũng chưa bao giờ EU thất thế trên trường quốc tế như hiện tại. Dù vậy, EU không có sự lựa chọn nào khác ngoài đã đâm lao phải theo lao. Đã đâm lao bằng mọi giá thì giờ cũng phải theo lao bằng mọi cách./.
Cuộc chiến Xy-ri: hồi kết cận kề?  (22/05/2013)
Khai mạc Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VI  (22/05/2013)
Quốc hội thảo luận nhiều nội dung quan trọng  (22/05/2013)
Mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa đoạt giải Sáng tạo  (21/05/2013)
Đồng chí Tô Huy Rứa tiếp Đoàn chuyên gia Nhật Bản  (21/05/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên