Việt Nam - Hoa Kỳ trao đổi về hợp tác công - tư y tế
19:52, ngày 06-12-2012
Ngày 6-12, Hội thảo "Kết hợp công - tư trong lĩnh vực y tế" với sự tham gia của hơn 160 đại biểu đến từ các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các sở y tế, các bệnh viện, các công ty y dược lớn, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ đã khai mạc tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ trong bối cảnh thế giới tăng cường hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác công - tư, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài cung cấp các dịch vụ công.
Ngành y tế đã tích cực thúc đẩy hợp tác công - tư, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực y tế trong đó có các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Bộ trưởng đề nghị tại hội thảo các đại diện của Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi nhằm thúc đẩy sự hợp tác công - tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ y tế có chất lượng cao đồng thời, đây là dịp để các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp cận với các chủ trương, chính sách, hành lang pháp lý của Việt Nam về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế nhằm mở ra các cơ hội hợp tác trong tương lai.
Về y tế, có hai lĩnh vực được thí điểm đầu tư theo hình thức kết hợp công - tư gồm môi trường (Nhà máy xử lý chất thải) và bệnh viện. Thời gian qua, Việt Nam đã có những hoạt động theo mô hình kết hợp công - tư như các ngân hàng đầu tư xây dựng bệnh viện, các doanh nghiệp góp vốn lắp đặt trang thiết bị bệnh viện hiện đại...
Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Tài chính, Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện có trên 30.000 phòng khám, chữa bệnh tư nhân; trên 100 bệnh viện tư với gần 6.000 giường bệnh (chiếm hơn 2% số giường bệnh của cả nước). Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực y tế của nước ta là rất lớn. Vốn đầu tư cho 225 bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố và trung ương, bệnh viện tâm thần,... ước trên 100.000 tỷ đồng, bao gồm cả nhu cầu đầu tư của Đề án chống quá tải bệnh viện.
Bên cạnh đó, các trường đại học y dược thuộc Bộ Y tế có nhu cầu đầu tư lớn (ước trên 1.000 tỷ đồng) trong khi vốn đầu tư lại rất thấp (100 tỷ đổng/năm). Hình thức kết hợp công - tư của ngành y tế áp dụng theo Thông tư 15/2007/TT-BYT (12-12-2007) của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập. Đây là hình thức phổ biến trong các bệnh viện công huy động tài chính dưới các hình thức: liên doanh, liên kết đặt máy phân chia lợi nhuận hoặc đặt máy độc quyền cung cấp hóa chất.
Theo Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế đến nay cả nước đã huy động trên 3.200 tỷ đồng từ các nguồn công - tư, tập trung chủ yếu ở các bệnh viện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (trên 1.000 tỷ đồng) và các bệnh viện thuộc Bộ Y tế. Nhờ phương thức này, nhiều dịch vụ kỹ thuật cao đã được triển khai như chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT scan, siêu âm), xét nghiệm, nội soi chẩn đoán và can thiệp; đồng thời nguồn thu tài chính của bệnh viện tăng lên và giúp phát triển kỹ thuật tại các bệnh viện. Tuy nhiên, hình thức này thực hiện khi không tách thành pháp nhân độc lập sẽ có khả năng dẫn tới sự lạm dụng dịch vụ nếu kiểm soát không tốt...
Tại hội thảo, ngoài 16 bài trình bày và tham luận, các đại biểu còn tập trung thảo luận 5 nội dung chính gồm: Tổng quan về hợp tác công - tư; các cơ hội và chiến lược hợp tác công - tư; tăng cường hệ thống bệnh viện và trang thiết bị y tế; dược và thử nghiệm lâm sàng ./.
Ngành y tế đã tích cực thúc đẩy hợp tác công - tư, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực y tế trong đó có các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Bộ trưởng đề nghị tại hội thảo các đại diện của Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi nhằm thúc đẩy sự hợp tác công - tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ y tế có chất lượng cao đồng thời, đây là dịp để các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp cận với các chủ trương, chính sách, hành lang pháp lý của Việt Nam về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế nhằm mở ra các cơ hội hợp tác trong tương lai.
Về y tế, có hai lĩnh vực được thí điểm đầu tư theo hình thức kết hợp công - tư gồm môi trường (Nhà máy xử lý chất thải) và bệnh viện. Thời gian qua, Việt Nam đã có những hoạt động theo mô hình kết hợp công - tư như các ngân hàng đầu tư xây dựng bệnh viện, các doanh nghiệp góp vốn lắp đặt trang thiết bị bệnh viện hiện đại...
Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Tài chính, Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện có trên 30.000 phòng khám, chữa bệnh tư nhân; trên 100 bệnh viện tư với gần 6.000 giường bệnh (chiếm hơn 2% số giường bệnh của cả nước). Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực y tế của nước ta là rất lớn. Vốn đầu tư cho 225 bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố và trung ương, bệnh viện tâm thần,... ước trên 100.000 tỷ đồng, bao gồm cả nhu cầu đầu tư của Đề án chống quá tải bệnh viện.
Bên cạnh đó, các trường đại học y dược thuộc Bộ Y tế có nhu cầu đầu tư lớn (ước trên 1.000 tỷ đồng) trong khi vốn đầu tư lại rất thấp (100 tỷ đổng/năm). Hình thức kết hợp công - tư của ngành y tế áp dụng theo Thông tư 15/2007/TT-BYT (12-12-2007) của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập. Đây là hình thức phổ biến trong các bệnh viện công huy động tài chính dưới các hình thức: liên doanh, liên kết đặt máy phân chia lợi nhuận hoặc đặt máy độc quyền cung cấp hóa chất.
Theo Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế đến nay cả nước đã huy động trên 3.200 tỷ đồng từ các nguồn công - tư, tập trung chủ yếu ở các bệnh viện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (trên 1.000 tỷ đồng) và các bệnh viện thuộc Bộ Y tế. Nhờ phương thức này, nhiều dịch vụ kỹ thuật cao đã được triển khai như chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT scan, siêu âm), xét nghiệm, nội soi chẩn đoán và can thiệp; đồng thời nguồn thu tài chính của bệnh viện tăng lên và giúp phát triển kỹ thuật tại các bệnh viện. Tuy nhiên, hình thức này thực hiện khi không tách thành pháp nhân độc lập sẽ có khả năng dẫn tới sự lạm dụng dịch vụ nếu kiểm soát không tốt...
Tại hội thảo, ngoài 16 bài trình bày và tham luận, các đại biểu còn tập trung thảo luận 5 nội dung chính gồm: Tổng quan về hợp tác công - tư; các cơ hội và chiến lược hợp tác công - tư; tăng cường hệ thống bệnh viện và trang thiết bị y tế; dược và thử nghiệm lâm sàng ./.
Đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc tại Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích  (06/12/2012)
Đối thoại về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam  (06/12/2012)
Tổng kết thi hành luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân  (06/12/2012)
Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động báo chí của Hải Phòng  (06/12/2012)
Nền kinh tế thế giới phải đối mặt với hai mối nguy  (06/12/2012)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay