Thỏa thuận ngừng bắn giữa I-xra-en và Ha-mát có dẫn đến thay đổi thật sự tại Trung Đông?
Các nhà phân tích cho rằng nhân thỏa thuận ngừng bắn mới đây giữa I-xra-en và Pa-lét-xtin, các chính trị gia trong khu vực cần tìm kiếm cho được giải pháp hòa bình cho cả khu vực Trung Đông sau nhiều năm lâm vào bế tắc.
Cũng theo các nhà phân tích, cần phải tiếp thêm sinh khí cho năng lực ngoại giao giữa các bên. Trong một khu vực bất ổn, trải qua nhiều biến đổi về lịch sử và thay đổi các liên minh thì tiềm năng xảy ra các cuộc xung đột vẫn còn rất lớn.
Loại bỏ mối đe dọa này và những hậu quả thảm khốc phát sinh từ đó thông qua một tiến trình đàm phán ngoại giao đáng tin cậy là rất quan trọng đối với sự ổn định và trật tự trong khu vực cũng như trên thế giới.
Lệnh ngừng bắn vừa đạt được chỉ đơn giản là dấu chấm hết một chương tiếp theo trong vòng bạo lực luẩn quẩn hàng thập kỷ giữa I-xra-en và Pa-lét-xtin. Giai đoạn thương thảo tiếp theo cần tập trung vào chấm dứt triệt để sự thù địch giữa hai bên. Mặc dù thời hạn đạt được điều này vẫn còn chưa rõ ràng nhưng cả I-xra-en và Pa-lét-xtin nên bắt tay vào đàm phán càng sớm càng tốt bởi nếu chính sách “bên miệng hố chiến tranh” vẫn còn tiếp diễn, không tránh khỏi nguy cơ hai nước lại lâm vào một cuộc chiến hao người tốn của mới. Và cuối cùng, sẽ không có giải pháp quân sự nào cho bài toán hóc búa I-xra-en và Pa-lét-xtin.
Mặt khác, sẽ chẳng bên nào được hưởng lợi nếu cuộc chiến tiếp tục leo thang. Đối với I-xra-en, hệ thống phòng thủ tên lửa vòm sắt (Iron Dome) tuy đã chứng minh được hiệu quả của nó tại Dải Gaza những ngày qua nhưng tên lửa của Ha-mát cũng tiến gần đến mức đáng báo động vào lãnh thổ của I-xra-en. I-xra-en và Pa-lét-xtin - kẻ tám lạng, người nửa cân, khi xung chiến, sẽ chỉ thiệt chứ không có lợi cho bất kỳ bên nào.
Việc tái cấu trúc sau xung đột cũng không có gì mới: Lực lượng Ha-mát sẽ nổi dậy ngày càng mạnh mẽ hơn về chính trị trong cũng như ngoài nước và sẽ tiếp tục phủ bóng lên lực lượng Pha-ta (Fatah) hiện đang kiểm soát Bờ Tây. Sự tín nhiệm của Tổng thống Pa-lét-xtin Ma-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas) đang ngày càng suy yếu, mặc dù ông M. Áp-bát đã tích cực đấu tranh để Pa-lét-xtin trở thành quan sát viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Sự hiện diện với tư cách trung gian hòa giải của Cai-rô trong thỏa thuận ngừng bắn giữa I-xra-en và Pa-lét-xtin đã tái khẳng định vai trò trung tâm của Ai Cập trong bất kỳ tiến trình hòa bình nào của khu vực Trung Đông. Rõ ràng, nếu không có Ai Cập thì không có giải pháp nào khả thi đối với cuộc xung đột đẫm máu giữa I-xra-en và Pa-lét-xtin. Tính đến thời điểm này, thỏa thuận ngừng bắn cũng được coi là thử thách chính sách ngoại giao quan trọng nhất mà tân Tổng thống Ai Cập Mô-ha-mét Mô-xi (Mohamed Morsy) - người xuất thân từ nhóm Anh em Hồi giáo - đã đạt được.
Kể từ khi Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) bị lật đổ, lực lượng Ha-mát - một nhánh của tổ chức Anh em Hồi giáo - ngày càng phụ thuộc vào Ai Cập cả về tư tưởng, chính trị, ngoại giao và kinh tế. Thông qua cuộc xung đột kéo dài một tuần vừa qua, ông M. Mô-xi đã khéo léo gây ảnh hưởng đến lực lượng này. Ngoài ra, hành động cử Thủ tướng Ai Cập đến Dải Gaza ngay từ lúc cuộc xung đột mới chớm nở đã cho thấy vai trò quan trọng của lực lượng Ha-mát đối với Tổng thống Ai Cập.
Thông qua đàm phán thành công thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội I-xra-en và lực lượng Ha-mát của Pa-lét-xtin, ông M. Mô-xi đã nâng cao vị thế của mình cả ở trong và ngoài nước. Quá trình gây dựng hình ảnh như một nhà trung gian hòa giải đáng tin cậy cũng đang bắt đầu. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là trách nhiệm không hề nhỏ.
Chỉ bằng lời nói thôi là chưa đủ. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể, ông M. Mô-xi phải chứng minh khả năng chế ngự lực lượng Ha-mát khi cần thiết và hướng lực lượng này theo con đường hòa bình. Sự hậu thuẫn ngoại giao bền vững của Liên đoàn A-rập và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là hỗ trợ tài chính từ Ca-ta sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ông M. Mô-xi.
Thỏa thuận ngừng bắn vừa đạt được cũng mang đến cho Tổng thống M. Mô-xi cơ hội làm mới mối quan hệ với Mỹ và xích lại gần hơn với cường quốc này, đặc biệt là sau chiến thắng của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) mới đây và cái chết của đại sứ Mỹ Chrít Xti-vơn (Chris Stevens) tại Li-bi hồi tháng 9 vừa qua.
Đối với ông B. Ô-ba-ma, khi cuộc bầu cử Mỹ khép lại cũng là lúc gánh nặng đặt lên vai ngày càng nặng nề hơn. Nước Mỹ, cùng với các đồng minh, sẽ phải đảm nhận vai trò chủ động hơn trong việc thúc đẩy một tiến trình hòa bình hiệu quả.
Trong nỗ lực tìm kiếm một chính sách ngoại giao phù hợp đối với khu vực Trung Đông đang biến động từng ngày, ông B. Ô-ba-ma phải nắm lấy cơ hội lịch sử này để chuẩn bị cho một khởi đầu mới. Không có chỗ cho sự miễn cưỡng hay thận trọng quá mức. Những rắc rối với I-ran và Xy-ri không thể cản bước Nhà nước Pa-lét-xtin, chưa kể nhận thức ngày càng tăng về lợi ích độc quyền của Mỹ tại Đông Nam Á và sự thờ ơ, lãnh đạm của Mỹ đối với Trung Đông cũng gây ra những bất ổn cho khu vực này.
Đối với Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ny-a-hu (Benjamin Netanyahu) - người được Tổng thống I-xra-en ủy nhiệm giải quyết cuộc đụng độ giữa I-xra-en và Pa-lét-xtin gần đây - thỏa thuận ngừng bắn là kết quả khả dĩ tốt nhất. Tránh được một cuộc chiến trên bộ là rất quan trọng. Nhờ có sự hậu thuẫn dồi dào của phương Tây, Thủ tướng I-xra-en đã làm được điều đó.
Tuy nhiên, thế trận đã thay đổi đáng kể đối với tất cả các bên. Thủ tướng Ben-gia-min Nê-ta-ny-a-hu không còn mặn mà với sự bằng lòng thụ động của Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Hô-xni Mu-ba-rắc hay người vẫn được coi là kẻ thù - Tổng thống Xy-ri Ba-sa An A-xát (Bashar al-Assad). Thực tế mới đòi hỏi những cách tiếp cận mới. Nếu không thích nghi được thì cả ông B. Nê-ta-ny-a-hu và I-xra-en sẽ phải lĩnh hậu quả.
Rốt cuộc, giải pháp cho vấn đề giữa I-xra-en và Pa-lét-xtin không phải là liều thuốc tiên dành cho “căn bệnh kinh niên” của Trung Đông. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra động lực mới cấp thiết cho việc đối đầu với những bất hòa trong và ngoài khu vực./.
Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn  (23/11/2012)
Hỗ trợ 210 tỷ đồng và 2.500 tấn gạo sau bão số 8  (23/11/2012)
Tổ chức tín dụng có chi nhánh nước ngoài phải báo cáo định kỳ  (23/11/2012)
Triển lãm ảnh về tình hữu Việt Nam - Lào - Campuchia  (23/11/2012)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên