Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu
TCCSĐT - Ngày 25-11, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Viễn đông Bác Cổ Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt - Nga thành phố Saint Petecbour (LB Nga), một số bộ, ngành, địa phương, trường đại học...
Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu (1901 - 2011) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước tại Vụ Bản, Nam Định. Từ nhỏ, ông đã thể hiện là một người thông minh, học giỏi, ham hiểu biết và có cá tính mạnh mẽ. Nét đặc sắc ở Trần Huy Liệu chính là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng tiếp thu cái mới của thời đại. Ông luôn khát khao vươn tới cái mới, chống lại sự bảo thủ, trì trệ.
Vào đầu những năm 20 khi phong trào đấu tranh yêu nước ở Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ, Trần Huy Liệu hoạt động sôi nổi trên lĩnh vực báo chí để cổ vũ cho tinh thần yêu nước, đòi tự do dân chủ, chống thực dân, phong kiến. Chính vì thế ông bị kết án đày ra Côn Đảo gần 7 năm. Trong thời gian này, ông học tiếng Pháp và tìm ra con đường chân chính đi theo những người cộng sản. Ra tù, trở thành đảng viên cộng sản và hoạt động công khai trên lĩnh vực báo chí, ông bị bắt, đày lên các nhà tù Sơn La, Bá Vân, Nghĩa Lộ rồi vượt ngục trở về hoạt động, chuẩn bị và tham gia tích cực vào những sự kiện trọng đại nhất của dân tộc trong những ngày Tổng khởi nghĩa.
Ông đã từng giữ các cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Tuyên truyền, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Thống nhất của Quốc hội... Ông còn được giao nhiệm vụ làm Trưởng Ban Sử Địa Văn, Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam... Ông được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Dân chủ Đức và được tặng Huân chương Humbôn.
Cống hiến xuất sắc của Trần Huy Liệu đối với ngành khoa học xã hội chính là việc ông đề nghị thành lập Ban nghiên cứu Sử - Địa - Văn và được Ban Bí thư Trung ương chấp nhận. Sự ra đời của Ban này đánh dấu bước phát triển mới của khoa học xã hội Việt Nam. Ông là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự ra đời và không ngừng trưởng thành lớn mạnh của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trong suốt chặng đường gần 60 năm qua./.
Tái cơ cấu nhằm làm lành mạnh hệ thống ngân hàng  (25/11/2011)
Thủ tướng giải trình các vấn đề kinh tế xã hội  (25/11/2011)
ASEM với vấn đề việc làm và chính sách xã hội  (25/11/2011)
Nga - Trung đệ trình dự thảo nghị quyết về Syria  (25/11/2011)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên