Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Đây là một chủ đề rộng lớn và khó. Để nghiên cứu sâu sắc hơn vấn đề này, Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” đã tổ chức tọa đàm, với các thành viên tham gia là những nhà khoa học am hiểu và tâm huyết trong lĩnh vực nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cuộc tọa đàm đã tập trung thảo luận xung quanh ba vấn đề lớn.
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bao gồm quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những sáng tạo lý luận đặc sắc của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện ở những khía cạnh: tính sáng tạo về phương thức tiếp cận, tính tất yếu khách quan ra đời của chủ nghĩa xã hội; sự sáng tạo trong quan niệm về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; sáng tạo trong quan niệm về mục tiêu, động lực, cũng như các lực cản phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sự tìm tòi của chủ tịch Hồ Chí Minh về hình thức, biện pháp, bước đi của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện trên các hướng: hình thành quan niệm về loại hình quá độ gián tiếp cụ thể, phù hợp với đặc điểm một nước thuộc địa - phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa; xác định các bước quá độ dần dần, từ thấp đến cao, không chủ quan, nôn nóng, không đốt cháy giai đoạn, mà tuân thủ quy luật khách quan, hợp với lòng dân; sáng tạo phương thức, phương pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội mà điều chủ chốt nhất là phát huy mọi nguồn lực vốn có trong nhân dân để làm lợi cho chính nhân dân theo phương châm: đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân; chú trọng xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, bảo đảm cho Đảng có đủ phẩm chất trình độ, năng lực dẫn dắt dân tộc Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; tìm kiếm cách thức, con đường kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ ngoại lực để phát huy nội lực xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề này được thảo luận trên các khía cạnh: vận dụng và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh cần bảo đảm tính chân thực, chính xác về mặt lịch sử, thể hiện được sức sống trong các quan điểm của Hồ Chí Minh phục vụ công cuộc đổi mới hiện nay; luận chứng có sức thuyết phục tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện lý luận và thực tiễn định hướng phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội; khai thác các khía cạnh tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, nhằm xác lập, hoàn thiện mô hình, cấu trúc xã hội chủ nghĩa phù hợp với Việt Nam; vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác định lộ trình, bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
Hai năm, một chủ đề phát triển kinh tế - xã hội  (24/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp lãnh đạo các nước Phần Lan, Man-ta, Xin-ga-po và Ba Lan  (24/10/2008)
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam  (24/10/2008)
Ðại hội đồng lần thứ nhất Giáo hội Tin lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam  (24/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Ủy viên trưởng Ngô Bang Quốc  (24/10/2008)
ASEM - 12 năm điểm lại  (23/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển