Việt Nam như tôi đã thấy (1960-2000)
Charles Fourniau là một nhà nghiên cứu sử học, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, là một trong những người tham gia sáng lập, rồi Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt. Ông trở thành tiến sỹ sử học với luận án: Cuộc chinh phục Trung kỳ và Bắc kỳ 1885 -1896. Ông còn là tác giả của cuốn Việt Nam: sự đô hộ thuộc địa và kháng chiến dân tộc (1858 - 1914), in năm 2002.
Ông nhiều lần sang công tác tại Việt Nam, nhất là với tư cách phóng viên thường trú báo Nhân Đạo (1963-1965). Lần đầu tiên đến Việt Nam, ông đã thấy yêu mến và gắn bó với đất nước, con người ở đây. Kết quả của những lần đi thăm các địa phương và tiếp xúc với các nhà lãnh đạo đất nước, ông đã tập hợp các thông tin, ghi chép và viết cuốn hồi ký có tên Việt Nam như tôi đã biết. Nhờ có quá trình thâm nhập thực tế và nhãn quan của một nhà sử học luôn tôn trọng mọi sự kiện của hiện thực đã giúp ông hiểu sâu sắc và đúng đắn về con người và đất nước Việt Nam trong những thời điểm khó khăn, thử thách. Chẳng hạn như vấn đề tổ chức sản xuất và cuộc sống ở nông thôn trong thời kỳ thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, điều mà ngày nay một số người cho rằng chỉ toàn những sai lầm. Nhờ thấu hiểu lịch sử Việt Nam và thông qua sự tinh tường của một nhà báo, sự khúc triết của một nhà khoa học, ông đã chứng minh bằng số liệu cho thấy vào những năm 60 của thế kỷ trước, đời sống mọi mặt của người dân ngày càng được thay đổi, cải thiện. Nhà ngói mọc lên ngày càng nhiều, trẻ em đều được đến trường học, bệnh xá y tế chăm lo đến đời sống cộng đồng. Ông so sánh sự thay đổi ấy với cuộc sống của người dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến và thực dân trước đó thường xuyên bị đói kém, ít có điều kiện học hành. Qua đó, ông cho thấy Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống của nhân dân. Đồng thời, nhờ thực tế, ông chỉ ra sự cần cù chịu khó của người Việt Nam trong lao động sản xuất, dũng cảm sáng tạo trong chiến đấu. Bên cạnh đó là hình ảnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam giản dị trong lối sống, sáng suốt trong tư duy, suốt đời tận tụy với nhân dân, với đất nước, đặc biệt những lần gặp Bác Hồ đã sống mãi trong tâm trí của ông.
Tác giả còn vạch ra sự tàn khốc của chiến tranh, bộ mặt thật, những âm mưu nham hiểm của kẻ thù và các thế lực thù địch, và những khó khăn chồng chất tưởng chừng chúng ta không thể vượt qua nổi. Nhưng nhờ bản lĩnh của con người Việt Nam thể hiện qua những người dân bình thường và các nhà lãnh đạo kiên nghị của họ mà mọi thử thách từng bước được tháo gỡ, và vượt qua. Vì thế ông tin rằng, đất nước, con người Việt Nam trường tồn và phát triển.
Cuốn hồi ký của Charles Fourniau cho chúng ta một bức tranh chân thực về đất nước, con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử hiện đại có nhiều sự kiện đặc biệt và đồng thời nó còn thể hiện tình cảm vô cùng yêu quý của ông đối với Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam, trước hết là các nhà sử học đã có dịp quen biết và trở nên thân thiết với Charles Fourniau. Mỗi khi có dịp sang thăm Việt Nam, ông đều gặp gỡ họ. Qua trao đổi được biết ông thường xuyên theo dõi tình hình Việt Nam, hiểu rõ những khó khăn mà nhân dân ta phải vượt qua và những bước phát triển của đất nước Việt Nam.
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 21-10-2007 đến ngày 07-11-2007  (09/11/2007)
Thủ tướng Liên bang Mi-an-ma thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9 đến ngày 10-11-2007  (09/11/2007)
Sơ lược tiểu sử Thủ tướng Liên bang Mi-an-ma Thên Sên  (09/11/2007)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ thăm chính thức Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 14 đến ngày 16-11-2007  (09/11/2007)
Kinh tế - xã hội 10 tháng tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực  (08/11/2007)
Quốc hội xem xét công tác tư pháp  (07/11/2007)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm