Bờ “đẻ” ra... ruộng!
Bốn năm trước, khi làm việc về tình hình sản xuất nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Đ. T., huyện Y., tỉnh Thanh Hóa, trao đổi: - Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã là hơn 480 ha, giao cho hộ nông dân là 390 ha. Bốn năm sau, cũng báo cáo về tình hình chung đó, vẫn đồng chí Bí thư ấy báo cáo: - Đất nông nghiệp của toàn xã là 500,18 ha, trong đó diện tích đất cơ bản đã giao cho hộ nông dân là 406,6ha.
Tại sao vậy? Những số liệu buộc tôi hồ nghi. Chỉ sau bốn năm mà lại khác nhau quá!? Chả nhẽ ruộng đất lại “nở” ra? Chả nhẽ “ruộng mẹ đẻ ruộng con”? Chả nhẽ lại việc đo đạc của địa chính xã cẩu thả nên để sai lệch cả hàng chục héc-ta đâu có ít ấy? Hay là.... Mà tất cả đều lại sai lên đến mức mỗi khoản tăng mấy chục héc-ta, chứ không phải sai xuống, để giấu diện tích, như một số nơi tôi thường gặp! Tôi đem tất cả sự băn khoăn ấy, khéo léo ướm hỏi đồng chí Bí thư.
Thoáng lặng người, khi tôi so sánh những số liệu rất khác nhau đó cùng sự hồ nghi của mình, đồng chí Bí thư lật sổ, dò xem như kiểm tra lại số liệu. Tôi hỏi: - Trong tổng số 1.519 hộ toàn xã nhận đất nông nghiệp, có 1.110 hộ nhận một mảnh, đạt 73,7%; số còn lại 409 hộ nhận 2 mảnh, là 26,3%, có đúng không, thưa đồng chí? -Vâng, thưa anh! - Thế là rõ rồi - tôi dẫn giải- anh chẳng phải kiểm tra lại số liệu đâu. Nếu trước đây, mỗi hộ nhận từ 14 đến 16 mảnh ở khắp đồng trên vùng dưới, nghĩa là tới hơn 16.000 mảnh ruộng, qua 2 lần dồn điền đổi thửa, nay giảm đi tới cả mười bốn, mười lăm lần số mảnh, thì diện tích đất ruộng dôi ra là ở chỗ này đây! - Thế là sao, anh? Tôi đáp: - Thế các anh quên mất mấy chục ki-lô-mét bờ ruộng à? Tôi nhẩm, cứ phá ba mét bờ là có thêm một mét vuông ruộng, nên tổng diện tích đất nông nghiệp xã mình tăng hơn 20 ha là phải. Bờ đẻ ra... ruộng mà! Khoan nói về sự tiện lợi trong việc canh tác từ việc dồn điền đổi thửa mà tỉnh ta làm, chỉ riêng biến diện tích bờ thành ruộng, đã làm bảy tám trăm xã của Thanh Hóa chúng ta phải chỉnh lại toàn bộ sổ sách rồi! Thêm tới hàng ngàn héc-ta ấy nữa chả ít! Tôi nhẩm, vụ xuân hè này, xã ta đạt 62 tạ/ha - cao nhất từ xưa tới nay, cộng vụ hè thu 56 tạ/ha, thế là thêm trên dưới 240 tấn thóc, dễ nuôi được cả ngàn hộ trong một tháng chứ chả đùa, chỉ từ cái tội... phá bờ làm ruộng!
Chúng tôi cười ồ lên, và rót cho nhau mỗi người một chén nước, như là tự thưởng cho mình! Tôi khoe, ở Hưng Yên quê tôi, nhờ dồn điền đổi thửa, phá bỏ bờ ngăn, mà diện tích canh tác tăng từ 89.000 ha lên 92.309 ha. Rồi chuyện chỉ riêng đồng bằng sông Hồng thôi, có 857.000 ha, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,3 ha, mà diện tích đất dùng để làm bờ đã chiếm trên dưới 200.000 ha! Đồng chí Bí thư á à lên một tiếng: - Lãng phí quá anh nhẩy! Tôi hỏi: - Với diện tích tiết kiệm được ấy, nếu bình quân mười tấn một héc- ta, đồng bằng sông Hồng có thêm bao nhiêu tấn thóc, chắc không dưới hai triệu tấn. Thế nên mới có thừa gạo để xuất khẩu chứ. Còn đồng bằng Trung Bộ, Nam Bộ mênh mông thế thì sao, anh thử tính xem!
Đồng chí Bí thư bỗng giãi dề: - Các cụ xưa nói, của ruộng đắp lên bờ, chúng ta đắp bờ quá nhiều nên hao mất ruộng! Bởi thế, giờ phải phá bờ làm ruộng thôi anh!? Tôi thưa:- Muộn quá rồi, nhưng muộn còn hơn không! Nhân nhắc việc này, tôi xin kể hầu anh nghe một chuyện về Bác Hồ căn dặn cán bộ phải tiết kiệm, nhất là tiết kiệm đất! Chuyện rằng, những năm 1965 - 1966, khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, để sơ tán Trung ương và Bác làm việc khi cần thiết, Bác trực tiếp gặp đồng chí Hoàng Hữu Kháng, Cục trưởng Cục Cảnh vệ, giao nhiệm vụ phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ tìm địa điểm nơi ở và dự phòng, và Người không quên yêu cầu là, địa điểm ấy phải sử dụng đất rừng chứ không được dùng đất trồng trọt của dân! Anh thấy mấy chục năm trước, Bác Hồ đã tiên liệu việc tiết kiệm đất đai nông nghiệp rồi! Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã ngồi lặng đi!
Chúng tôi chẳng ai nói với ai, nhưng đều cảm thấy mặt mình nóng bừng lên, vì xấu hổ bởi sự hoang phí mấy chục năm của mình, với kiểu “đèn ai nấy rạng”, băm nhỏ đất đai để kiếm tìm cái gọi là sự tự chủ riêng mình một cách thiển lậu! Tôi chữa thẹn: - Thế ta mới vỡ vạc có chuyện bờ “đẻ” ra... ruộng và ruộng rộng do... phá tan những bờ làm ngăn cách ruộng như thế này! Chúng tôi lại cười vang, nhưng chưa thật vui lắm, như lòng mong mỏi, vì vẫn hãy còn không ít bờ ruộng ngược xuôi, trên dưới chưa được phá! Nghĩ tới đó, chợtlòng khẽ thầm ngâm ngợi một ý thơ của cụ Tế Hanh, rồi ao ước cỏn con cho
Mẹ tôi, đại ý rằng: Thửa nhà ta rộng mênh mông, trăng lên trăng lặn ruộng không thấy... bờ!
Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V sẽ diễn ra từ 21 đến 24-12-2008  (10/12/2008)
HĐND thành phố Hà Nội thông qua 5 nghị quyết quan trọng  (10/12/2008)
Tổng đàn gia cầm tăng 10% so cùng kỳ năm trước  (10/12/2008)
Cách mạng xanh và những hệ lụy  (10/12/2008)
Bảo vệ môi trường đồng bằng sông Cửu Long  (10/12/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển