Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X
Sáng 2-10, Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X chính thức khai mạc tại Hà Nội với tinh thần “Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước”. Tham dự Đại hội có gần 1200 đại biểu đại diện cho 13 triệu hội viên phụ nữ cả nước, tiêu biểu cho sức mạnh đoàn kết, trí tuệ, ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ từ khắp mọi miền của Tổ quốc.
Trong số đại biểu dự Đại hội, có 8 nữ Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng thời kỳ đổi mới, 20 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 27 đại biểu Quốc hội, 176 người là lãnh đạo, quản lý các cấp, 227 người là đại biểu tôn giáo và người dân tộc thiểu số.
Đại hội lần này có nhiệm vụ đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hoạt động cho nhiệm kỳ tới và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2007 - 2012.
Đến dự Đại hội có các đồng chí: Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương - nguyên Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phan Diễn - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nguyễn Sinh Hùng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Hồ Đức Việt - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Nguyễn Văn Chi - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nguyễn Thị Xuân Mỹ - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Tòng Thị Phóng - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uông Chu Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước, Phạm Thế Duyệt - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Hà Thị Khiết, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa IX đã thay mặt Đại hội bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đối với sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ kính yêu, và khẳng định: Dù trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào, "phụ nữ Việt Nam vẫn luôn luôn một lòng kiên trung gắn bó với Đảng, với dân tộc và đất nước, tiếp tục phát huy truyền thống "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" trước đây và bản chất "năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang" trong thời kỳ đổi mới của đất nước, quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ".
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa IX, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp phụ nữ trong cả nước đã đoàn kết phấn đấu, năng động, sáng tạo, tự tin phát huy sức mạnh nội lực, giá trị truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vững vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ, lãnh đạo các cấp Hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thực sự phát huy vai trò quan trọng của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước nói chung; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành một số chính sách và luật có ý nghĩa chiến lược về công tác phụ nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới. Báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại trong công tác phụ nữ: nhận thức, sự quan tâm lãnh đạo công tác vận động phụ nữ của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết hiệu quả một số vấn đề thực tiễn...
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhiệt liệt biểu dương những thành tích của các cấp hội Liên hiệp phụ nữ thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh: "Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần này cần quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị "Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", đánh giá đúng những kết quả đạt được trong hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, những đóng góp to lớn của phong trào phụ nữ trong nhiệm kỳ qua vào thành tựu chung của đất nước, chỉ rõ những yếu kém, tìm ra những nguyên nhân cần khắc phục và đề ra các giải pháp để phát huy vai trò của Hội cũng như phong trào của phụ nữ cả nước trong thời kỳ mới". Đồng chí nêu rõ: "Phải coi công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt của phụ nữ Việt Nam là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam". Để giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc tập hợp, đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới; sớm xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ; chăm lo hơn nữa công tác cán bộ nữ, đặc biệt chú trọng đến việc tạo nguồn cán bộ nữ và đặt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia; các cấp Hội cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, coi đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong giai đoạn phát triển mới. Các hoạt động này nhằm phát triển phụ nữ Việt Nam đạt tiêu chí: có sức khỏe, có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, gắn nội dung xây dựng người phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Việt Nam tự tin vững bước trên con đường hội nhập  (04/10/2007)
Đường cách mệnh với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam  (04/10/2007)
Việt Nam tự tin vững bước trên con đường hội nhập  (04/10/2007)
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới  (04/10/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên