Nhận thức và ứng xử đối với vấn đề tôn giáo
Từ khi xuất hiện cho đến nay, tôn giáo luôn biến động. Vào những năm 50-60 của thế kỷ XX, tôn giáo có xu hướng suy giảm. Những thập kỷ gần đây dường như tôn giáo lại được phục hưng. Bởi thế, một số người đã dự báo, thế kỷ XXI là thế kỷ của dân tộc và tôn giáo. Nhìn một cách tổng thể thì bức tranh tôn giáo vẫn là đa sắc màu, đậm nhạt khác nhau trên mỗi vùng, mỗi quốc gia, hay châu lục. Trên lĩnh vực lý luận, tôn giáo vẫn được coi là một ngành khoa học gây nhiều tranh cãi. Song dù muốn hay không, hầu hết những người quan tâm đến tôn giáo hiện nay đều nhận thấy một xu thế tất yếu là toàn cầu hóa đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có tôn giáo. Sự vận động, biến đổi và phát triển của tôn giáo ở Việt Nam cũng không tách rời sự tác động ấy.
1. Những xu hướng phát triển cơ bản
Xu hướng thế tục hóa. Đây là xu hướng nổi trội chi phối đời sống tôn giáo. Dường như nó ngược lại với xu hướng thần thánh hóa đời sống xã hội. Nhất là trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã góp phần nâng cao dân trí, chuyển tải thông tin đa chiều, nhiều dạng đến các tín đồ đã góp phần làm cho niềm tin tôn giáo truyền thống có phần bị phai nhạt. Tính siêu nhiên, huyền bí - đặc trưng của tôn giáo giảm dần, tôn giáo sát gần với đời sống hiện thực hơn. Hành vi nhập thế của mọi tôn giáo được biểu hiện bằng cách tham gia vào những hoạt động trần tục phi tôn giáo như xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế...nhằm góp phần "cứu người đồng loại". Xu thế thế tục hóa còn biểu hiện không chỉ ở sự thờ ơ hơn với việc học giáo lý mà còn đẩy tới cuộc đấu tranh của một bộ phận tiến bộ trong mỗi tôn giáo muốn xóa bỏ những điểm lỗi thời ở giáo lý và những khắt khe trong giáo luật; muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ tôn giáo và không tôn giáo. Xu thế thế tục hóa còn biểu hiện phổ biến ở các nước công nghiệp, nhất là bộ phận cư dân thành thị và tầng lớp thanh niên mà niềm tin tôn giáo ở trong họ bị giảm sút. Sự quyết định đời sống bản thân chủ yếu dựa chính vào bản thân, chứ không hoặc ít dựa vào đấng siêu linh. Xu thế thế tục hóa còn biểu hiện ở chỗ con người dường như ra khỏi tôn giáo nhất định, nhường lại một tâm thức tôn giáo bàng bạc... Quan niệm về các nghi lễ, phép tắc tôn giáo cũng mang dấu ấn đời thường hơn là ý nghĩa linh thiêng tôn giáo. Hơn nữa, một bộ phận tín đồ tham gia sinh hoạt tôn giáo không hẳn chỉ do đức tin nữa mà còn do thói quen theo truyền thống của cá nhân và gia đình. Một số giáo sĩ cũng quan tâm hơn đến cuộc sống đời thường của người theo đạo...
Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo. Có thể nói, xu hướng đa dạng hóa tôn giáo là hiệu ứng tất yếu của toàn cầu hóa. Không gian lãnh thổ mở rộng dần, khiến con người không chỉ tiếp cận với một hoặc một số tôn giáo của dân tộc mình, mà còn biết tới tôn giáo khác; thậm chí không phải tiếp thu một cách thụ động mà còn chủ động tiếp thu với tính chất phê phán. Hậu quả tất yếu của đa dạng hóa tôn giáo là, nếu như tôn giáo truyền thống nào không đáp ứng được nhu cầu của quần chúng thì sẽ bị thay thế bởi một tôn giáo khác phù hợp hơn. Dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các tôn giáo mới với màu sắc rất khác nhau. Hiện tượng tín đồ khô đạo, nhạt đạo nảy sinh; tình trạng phân lập, tách biệt thành các giáo phái nhỏ hơn, thậm chí cá thể hóa hay trường hợp trong một con người song hành nhiều tôn giáo xuất hiện ở các nước phát triển. Tại đây còn xuất hiện các giáo phái kỳ lạ phi nhân tính, phản văn hóa, gây nhiều tác hại cho xã hội. Mặc dù số lượng tín đồ ít, quy mô nhỏ, nhưng các tôn giáo mới lại có số lượng rất nhiều.
Đi đôi với xu hướng trên, trong các tôn giáo lớn và giữa các tôn giáo còn xuất hiện xu hướng "đại kết", "liên tôn", hòa hợp hay ít nhất cũng tôn trọng lẫn nhau. Cộng đồng Va-ti-căng II (1962-1965), với sự góp mặt của 2500 liên minh thuộc nhiều dân tộc, tộc người khác nhau là một sự kiện tiêu biểu cho xu hướng đại kết của tôn giáo. Giáo hoàng đương nhiệm cũng đang cố gắng thực hiện theo xu hướng này. Mối quan hệ thăm viếng lẫn nhau giữa các tôn giáo quốc tế lớn như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo cũng trở nên thường xuyên hơn.
Đối với nước ta, do đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử nên tôn giáo cũng mang những dấu ấn riêng. Ở các tộc người vẫn còn một số hình thức tôn giáo sơ khai như: tô tem, ma thuật, phù thủy tồn tại kết hợp với sự du nhập của các tôn giáo lớn như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo..., tạo nên sự đa dạng và phong phú về tôn giáo ở nước ta. Trong con người Việt vừa có cái tâm linh của Phật giáo, cái duy lý của Nho giáo, vừa có cái siêu thoát của Lão giáo. Cũng chính sự kết hợp của ba tôn giáo " Tam giáo đồng nguyên" ấy đã làm phong phú thêm những giáo lý, lễ nghi thờ cúng trong nghi thức, hành vi của mỗi tôn giáo tồn tại trong làng xóm hay trong mỗi cộng đồng. Và trên cái nền di sản tôn giáo đó, khi Kitô giáo - tôn giáo độc thần, từ phương Tây du nhập vào Việt Nam cũng phải biến đổi ít nhiều để phù hợp với sự đa dạng của các hình thức tôn giáo ở Việt Nam.
Xu hướng hiện đại hóa tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội và cũng phản ánh sự tồn tại của hiện thực xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi, cơ sở kinh tế thay đổi thì thế giới tôn giáo sớm muộn cũng thay đổi theo. Quá trình khởi nguồn của hiện đại hóa bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở châu Âu với đầu tiên và rõ nhất là đạo Tin lành; và về sau, cách mạng khoa học và công nghệ với sự phát triển cực nhanh của tin học và công nghệ truyền thông. Tuy trình độ, nội dung, cách thức hiện đại hóa đối với mỗi tôn giáo khác nhau; song, nhìn chung đều biểu hiện xu hướng hiện đại hóa; qua ba điểm chủ yếu sau:
Một là, hiện đại hóa những mối quan hệ bên trong về nội dung giáo lý và việc giải thích giáo lý; về các quy định của giáo luật; về hình thức các lễ nghi và việc thực hành nghi lễ; về cơ cấu tổ chức và sinh hoạt của giáo hội.
Hai là, hiện đại hóa những mối quan hệ bên ngoài về học thuyết xã hội và quan hệ xã hội, thái độ của tôn giáo với các vấn đề xã hội; về quan hệ với các tôn giáo khác và những người không tôn giáo.
Ba là, hiện đại hóa các phương tiện phục vụ cho việc truyền giáo và quản giáo.
Ở nước ta, trong xu thế hiện đại hóa của các tôn giáo trên thế giới và sự tác động của nó; đồng thời trước những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội trong nước, các tôn giáo đều có những thích ứng khác nhau để phù hợp với thời đại. Ở mỗi tôn giáo, quá trình hiện đại hóa diễn ra sớm muộn có thể khác nhau; song tập trung và dễ nhận thấy trong khoảng hơn chục năm gần đây, khi đất nước chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Hiện đại hóa tôn giáo ở Việt Nam không chỉ có sự khác nhau về nội dung, phương thức và trình độ hiện đại hóa mà còn có sự khác nhau giữa các vùng, miền, địa phương và khu vực; thậm chí giữa các bộ phận tín đồ ngay trong cùng một tôn giáo. Điều dễ nhận thấy ngay trong xu hướng hiện đại hóa tôn giáo là việc tôn giáo đã áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Cụ thể là, một số lý thuyết khoa học được lợi dụng để chứng minh cho luận thuyết tôn giáo, hoặc lý giải mới về các quan điểm tôn giáo cho phù hợp với khoa học hiện đại. Nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại được sử dụng để phát huy tối đa hiệu quả của việc truyền đạo và quản đạo; như loa truyền thanh, tivi, máy chiếu phim, vi tính, đèn huỳnh quang màu các loại... Tất cả đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu của quá trình hiện đại hóa tôn giáo hiện nay.
Xu hướng dân tộc hóa tôn giáo. Trước sự du nhập ồ ạt về văn hóa của các nước phát triển phương Tây, những dân tộc nhỏ, trình độ phát triển thấp không thể không tăng cường cảnh giác, ra sức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mình. Trong sự phản vệ đó, có không ít trường hợp người ta đã kích hoạt văn hóa truyền thống, coi đó là chất keo gắn kết dân tộc. Trong tình trạng còn lạc hậu, sự đứt đoạn của văn hóa, tín ngưỡng truyền thống thường tạo ra cơ hội cho sự thẩm lậu văn hóa, tôn giáo từ bên ngoài. Cũng do vậy, ý thức dân tộc đã mặc nhiên, vô tình hay chủ ý duy trì và phát triển văn hóa truyền thống ở một số dân tộc. Ngay cả những tôn giáo vốn được du nhập từ bên ngoài mà nhiều nơi người ta vẫn cố tìm cách " lai hóa", "dân tộc hóa"để trở thành đặc trưng riêng có của họ.
Xu hướng tôn giáo mới. Thế giới ở thời điểm những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có những biến đổi sâu sắc. Đó là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Nhiều người còn chưa hết choáng váng thì lại thật sự ngỡ ngàng trước những thành tựu phát triển cực nhanh của khoa học, công nghệ tác động động sâu sắc đến đời sống xã hội, đồng thời tạo nhiều thay đổi đối với tôn giáo. Có những niềm tin vốn trước kia đã trở thành tín điều thì ngày nay bị “lung lay”, khiến người ta đặt lại với sự hồ nghi và tâm trạng băn khoăn, bất ổn. Tác nhân ấy, dẫn đến sự suy giảm niềm tin, khô đạo, nhạt đạo. Người ta lại hành trình đi tìm tôn giáo của riêng mình. Đây chính là cơ sở cho sự ra đời khuynh hướng tôn giáo mới - còn gọi là hiện tượng tôn giáo mới.
2. Một số vấn đề đặt ra
a- Nâng cao những hiểu biết vừa cơ bản, chung nhất, vừa cập nhật chuyên sâu về tôn giáo, tín ngưỡng.
Sự nghiệp đổi mới và quá trình dân chủ hóa đất nước đã mở ra nhiều khả năng to lớn cho sự phát huy tính chủ động, sáng tạo cũng như phát triển những thiên hướng cá nhân ở mỗi người, kể cả những người có đạo. Đời sống tinh thần phong phú, mong đem lại niềm tin và sự hướng thiện ngự trị trong mỗi con người; để mà hướng tới và kỳ vọng, để cho hôm nay đẹp hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn ngày hôm nay; âu cũng là ước mong vươn tới cái chân, thiện, mỹ- những giá trị tốt đẹp của con người. Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh: “Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao. Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp nhau lại một chỗ , tôi tin rằng họ sẽ sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết”(1). Tôn giáo hoàn nguyên - mặt tích cực và nhân bản của nó là đồng nhất với điều đó. Mặc dù, phản ánh hư ảo xã hội, nhưng với tác động của đức tin, tôn giáo có vai trò nhất định trong việc liên kết, tập hợp cộng đồng. Và ở một chừng mực nào đó, tôn giáo như là một trong những nhân tố làm ổn định trật tự xã hội hiện tồn dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung mà nó hình thành. Vì thế, Đảng ta đã khẳng định, dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn tồn tại và còn tồn tại lâu dài như một nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Do đó, để thực hiện tốt quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo, thì những người làm công tác tôn giáo, phải tuyên truyền về chủ trương, chính sách tôn giáo phải có hiểu biết những vấn đề cơ bản, chung nhất về tín ngưỡng, tôn giáo. Tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, nắm bắt nhanh các thông tin cập nhật về những xu hướng, những biến đổi của tôn giáo hiện nay. Trên cơ sở đó có thái độ chủ động, bình tĩnh, sáng suốt, tự tin trong ứng xử với những thay đổi của tôn giáo. Đủ tỉnh táo, minh mẫn phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan và kịp thời ngăn chặn sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động trong và ngoài nước cho những mục tiêu chính trị đen tối. Nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo và nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình hình mới, quán triệt các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo.
b- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, thông tin theo đối tượng về những xu hướng mới của tôn giáo hiện nay.
Có thể nói, các tôn giáo truyền thống có hệ thống lý luận và những quy phạm, có tổ chức và đoàn thể hoàn chỉnh, có các chức sắc chuyên trách, với mục đích phi vụ lợi; là sự sùng bái và kính sợ các lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống thường nhật của con người; là dùng hình thức siêu nhân gian kết hợp với nhân cách hóa và quá trình phản ánh ảo vọng đối với nó. Với một ý nghĩa nào đó, nó đưa người ta trở về trạng thái tĩnh tâm, làm dịu bớt “bụi trần” và những căng thẳng với sức ép của cuộc sống hiện đại. Những xu hướng biến đổi của tôn giáo có thể diễn tiến theo ba chiều cạnh. Một là, làm cho tôn giáo thích ứng với thời đại. Hai là, nhằm tranh thủ được linh cảm và con tim, thu hút rộng rãi chúng sinh. Ba là, bảo tồn và phát triển tôn giáo hoàn nguyên. Nếu chỉ dừng ở đó thôi thì tôn giáo hẳn vẫn còn là vấn đề của những cá nhân cùng một tín ngưỡng. Và vai trò của Nhà nước không phải là khuyến khích tôn giáo mà trái lại, là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân được sở hữu niềm tin của họ. Sự tôn trọng đức tin đối với những người có đạo chính là tiền đề quan trọng, là điều kiện tiên quyết đề tiếp cận, tuyên truyền, vận động quần chúng có đạo, thu hút, tập hợp họ trong khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và phát triển đất nước.
c- Thâm nhập thực tiễn, gắn với cơ sở, gắn với đồng bào có đạo, gắn với các chức sắc tôn giáo
Tính đến thời điểm này, nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 16 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Gần đây nhất, nhiều hệ phái đã được Nhà nước công nhận như: Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ ân hiếu nghĩa...(2). Thâm nhập thực tế để chúng ta hiểu cụ thể hơn đời sống, sinh hoạt, tâm tư, nguyện vọng của những người có đạo. Đây là yêu cầu hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ hiện nay. Đến với họ, nhập thế cùng họ, cần phải bằng một thái độ khách quan, bình đẳng với mọi tôn giáo hay hệ phái. Tuyệt nhiên tránh các hiềm khích hay xung đột tôn giáo ở trên một vùng, miền hay mỗi địa bàn. Qua đó, cũng rõ thêm những gì còn khiếm khuyết trong nhận thức, chính sách và ngay trong chính những việc chúng ta đã làm ; kiểm chứng cách thức tổ chức và biện pháp thực thi để có những đề xuất bổ sung, điều chỉnh kịp thời, thậm chí thay đổi, sáng tạo thêm những cách thức tuyên truyền mới, có chiều sâu, có sức thuyết phục.
(2) Xem Đỗ Quang Hưng: Suy nghĩ về tự do tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam, Thông tin công tác tư tưởng lý luận, Tạp chí của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, số 1-2007.
“Xây” và “Chống” trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (25/04/2007)
Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật  (24/04/2007)
Chính sách mới trên các số công báo từ ngày 1-3-2007 đến ngày 18-3-2007  (24/04/2007)
Khách quốc tế đến Việt Nam  (23/04/2007)
Công tác xóa đói, giảm nghèo  (23/04/2007)
Số người sử dụng Internet  (23/04/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển