Quảng Ninh nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
TCCS - Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Những nỗ lực và thành quả đó là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vững tin hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ đề ra.
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cấp, các ngành
Cùng với việc sắp xếp tinh gọn mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đã có nhiều đổi mới; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và năng lực điều hành, quản lý của chính quyền được nâng lên rõ rệt. Theo đó, nhận diện, đánh giá đúng thực tiễn hơn; lựa chọn trúng những vấn đề trọng tâm, trọng điểm và tập trung nguồn lực thực hiện theo hướng quyết liệt, hiệu quả, nhất là trong triển khai những chủ trương mới, khó. Dân chủ trong Đảng bộ tỉnh, trong đời sống xã hội được mở rộng, góp phần phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua đó nâng cao vai trò của nhân dân trong tham gia những công việc của địa phương; trong góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, hương ước, quy ước, xây dựng Đảng, chính quyền; trong tham gia giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên. Theo đó, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được nâng lên, từ 73,3% năm 2016 lên 79% năm 2017 và 85,1% năm 2018.
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tập trung nâng chất các mô hình dân vận khéo gắn với phong trào thi đua yêu nước sát hợp thực tế ở địa phương. Các mô hình tập trung vào việc khéo vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh; giải phóng mặt bằng các dự án; xây dựng, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, hội quần chúng trong sạch, vững mạnh… Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, phong trào thi đua dân vận khéo gắn với vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn được các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với lực lượng vũ trang đẩy mạnh.
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, trong nửa nhiệm kỳ qua, hệ thống chính trị của tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, gắn với chủ đề công tác năm của địa phương. Đặc biệt, các mô hình, điển hình dân vận khéo được nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tăng sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, nhất là giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cơ sở.
Sắp xếp tổ chức bộ máy để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn
Tỉnh ủy Quảng Ninh đã xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (gọi tắt là Đề án 25). Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 3-3-2015, “Về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong cả hệ thống chính trị. Có thể nói, Đề án 25 của tỉnh Quảng Ninh là một đột phá trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, là sự sáng tạo, đổi mới có hiệu quả thiết thực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ; trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của tỉnh.
Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chú trọng xây dựng, kịp thời bổ sung quy hoạch cán bộ bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ; luân chuyển cán bộ có hiệu quả. Giai đoạn 2015 - 2019, toàn tỉnh luân chuyển, điều động 3.349 lượt cán bộ. Đến nay, 100% các trường hợp đó đều phát huy tốt vai trò nhiệm vụ. Đồng thời, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm dân chủ, minh bạch trong bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý qua thi tuyển cạnh tranh; đổi mới cách thức kiểm điểm, đánh giá cán bộ, gắn với nêu gương tự phê bình. Giai đoạn 2015 - 2019, toàn tỉnh đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử 1.813 trường hợp; tổ chức thi tuyển được 8 vị trí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, 155 cán bộ cấp phòng.
Việc thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm sự nhất quán, kiên trì, liên tục, đồng bộ nhằm từng bước đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Các địa phương, đơn vị đã tập trung sắp xếp kiện toàn tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian. Toàn tỉnh giảm 150 phòng và tương đương trực thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh, phòng, ban cấp huyện; giảm 102/881 đầu mối đơn vị sự nghiệp, đạt tỷ lệ 11,57%, hoàn thành mục tiêu giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập trước 1 năm so với chỉ đạo chung của Trung ương.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh triển khai sắp xếp thu gọn các đầu mối cấp xã chưa đạt 50% các tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên; đồng thời, giảm số lượng thôn, tổ dân phố; trong quá trình sắp xếp, đã cơ cấu, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tiêu chuẩn vị trí việc làm, lựa chọn những người có năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Sau sắp xếp, các địa phương hoạt động ổn định, nền nếp, đoàn kết, thống nhất; đơn vị hành chính mới tăng quy mô về diện tích tự nhiên và dân số, thuận lợi cho việc hoạch định các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực, để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương.
Tỉnh Quảng Ninh cũng quyết liệt tinh giản biên chế, gắn với từng bước cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch sử dụng biên chế từng năm, lộ trình tinh giản biên chế giai đoạn 2022 - 2026 nhằm quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngay từ những năm đầu, bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026 tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Các đơn vị, địa phương đã thực hiện tốt chủ trương tuyển dụng viên chức bằng hình thức hợp đồng có thời hạn; dành chỉ tiêu để tuyển dụng được một số nhân lực chất lượng cao. Năm 2021 toàn tỉnh đã giảm 887/4.744 (18,7%) biên chế công chức; giảm 2.280/26.770 (8,5%) biên chế viên chức so với số được giao năm 2015.
Nhiệm vụ thời gian tới để xây dựng được hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Kết quả qua nửa nhiệm kỳ khóa XV, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chiến lược, cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ gắn với tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới về tiêu chuẩn cán bộ, công khai hóa, minh bạch hóa và dân chủ hóa việc đánh giá, lựa chọn cán bộ; kiểm soát chặt chẽ quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ chính trị nội bộ. Bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thực sự khoa học, dân chủ, đúng pháp luật và quy định của Đảng, “đúng người, đúng việc”, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, không để xảy ra tình trạng có đơn thư hay dư luận bức xúc trong công tác cán bộ. Hoàn thành rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 (2021 - 2026), xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 (2026 - 2031) bảo đảm số lượng, tỷ lệ, cơ cấu quy định; gắn với bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. Chỉ đạo rà soát, xử lý dứt điểm sai phạm trong công tác cán bộ theo Kết luận số 27-KL/TW, ngày 21-02-2022 của Ban Bí thư. Thực hiện nghiêm chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý sau khi bị kỷ luật; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, đột phá, dám nghĩ, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực thi kỷ luật đảng gắn với thanh tra theo pháp luật của Nhà nước. Chú trọng giám sát có thẩm tra, kiểm tra cách cấp, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm gắn với xử lý trách nhiệm cán bộ, đảng viên. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhất là trong thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, quản lý sử dụng đất đai, xác định giá đất, đấu thầu mua sắm vật tư y tế phòng, chống dịch, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, tài sản công, đầu tư công, tổ chức cán bộ... Tăng cường công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện từ nội bộ để chấn chỉnh những vi phạm từ khi mới phát sinh từ xa, từ sớm, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành khuyết điểm, sai phạm lớn.
Nhiệm vụ được Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh xác định thời gian tới là, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; siết chặt kỷ cương, kỷ luật, đồng thời khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Phát huy dân chủ, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Củng cố niềm tin của nhân dân. Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, văn hóa, sự năng động và khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên mạnh mẽ và bền vững của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh.
Chủ động chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận và chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ 2025 - 2030 (2026 - 2031) bảo đảm có sự kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển. Triển khai Kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị bảo đảm thực chất, hiệu quả theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực tại những nơi bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tinh giản biên chế giai đoạn 2022 - 2026 theo chỉ đạo của Trung ương. Tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ đảng viên. Đổi mới công tác cán bộ, nhất là khâu đánh giá, sử dụng, đào tạo cán bộ để thu hút, lựa chọn đúng người thực đức, thực tài vào bộ máy lãnh đạo, quản lý.
Thiết lập, vận hành cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu lực, hiệu quả để kiên quyết sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, giảm sút uy tín; chống tư tưởng làm việc cầm chừng, “phòng thủ, che chắn” giữ an toàn, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, gắn với thanh tra nhà nước, nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là tại sở, ban, ngành, cấp huyện và cơ sở. Tập trung kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt các cấp ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ phát sinh sai phạm, xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, dư luận xã hội quan tâm, nhất là quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, quy hoạch, đất đai, đấu thầu, đấu giá, mua sắm tài sản công, lựa chọn nhà đầu tư, công tác cán bộ... Tăng cường công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cán bộ thực sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung; chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phát huy vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo; kịp thời thu hồi triệt để các tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Tập trung khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế, vi phạm đã được chỉ ra sau kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao năng lực quản trị chính quyền địa phương hiện đại, tự chủ, năng động, hiệu quả. Thực hành phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, hiểu dân, vì dân, bám sát thực tiễn, khiêm tốn học hỏi, nói đi đôi với làm, theo việc đến cùng, dứt điểm, đo đếm được kết quả, hiệu quả; tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đồng thời khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Rà soát các cơ chế, chính sách của địa phương đã ban hành theo thẩm quyền, để bổ sung, hoàn thiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông, giải phóng các nguồn lực và tạo động lực mới, kiến tạo phát triển. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền khoa học, hợp lý giữa các cấp chính quyền để tạo sự chủ động, năng động cho cơ sở, gắn với tăng cường kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình. Đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm tình trạng phiền hà về giấy tờ, thủ tục hành chính.
Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của các cơ quan tư pháp, bảo đảm các hoạt động tố tụng tư pháp đúng pháp luật, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; giải quyết tốt các tranh chấp khiếu kiện; xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, hiện đại, dễ tiếp cận; thực hiện có hiệu quả Chiến lược cải cách tư pháp đồng bộ với cải cách thể chế, cải cách hành chính, đổi mới hệ thống chính trị.
Triển khai hiệu quả các quy định của Trung ương về công tác dân vận, trọng tâm là Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện./.
Những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng bộ huyện Cô Tô qua nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025  (02/12/2023)
Thị xã Đông Triều xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị  (25/11/2023)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay