Công bố Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
TCCS - Ngày 25-11-2023, thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự lễ và phát biểu chỉ đạo.
Cùng dự có đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; gần 700 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên; các cơ quan ngoại giao, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước...
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của thành phố trong thời gian tới, bảo đảm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn mới; là nền tảng để tiếp tục khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng theo đúng định hướng và đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, thành phố Đà Nẵng hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội nổi trội, khác biệt để phát triển nhanh và bền vững, đóng vai trò là một trong những trung tâm tăng trưởng của đất nước. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị thành phố Đà Nẵng thực hiện 6 nội dung trọng tâm:
Trước tiên, khẩn trương xây dựng lộ trình triển khai và xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong quy hoạch. Rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, chuyên ngành, phân khu bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh. Công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch, quảng bá xúc tiến để thu hút các nguồn lực xã hội; đặc biệt là để nhân dân thực hiện quyền giám sát việc thực thi các quy hoạch.
Thứ hai, cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế, chính sách đột phá; tập trung cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Ban hành các tiêu chuẩn xanh, suất vốn đầu tư, công nghệ trong thu hút đầu tư để thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu lấy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và tăng năng suất lao động làm nền tảng. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế vùng với các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Thứ ba, ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa lớn, gồm các dự án tạo không gian phát triển mới và những động lực, năng lực mới, thúc đẩy sự phát triển của thành phố theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững, phát triển hạ tầng xã hội, phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu, môi trường, đổi mới sáng tạo, bảo đảm quốc phòng - an ninh...
Thứ tư, tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, coi đây là động lực đột phá. Trong đó, tập trung vào những ngành như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, bán dẫn, nhân lực số, dịch vụ logistics, cảng biển. Phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gắn kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ. Chú trọng phát triển văn hóa, con người, nâng chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống đẳng cấp quốc tế.
Thứ năm, chú trọng quản lý tổng hợp, thống nhất các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, khai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên biển; đẩy mạnh đầu tư vào việc bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái.
Thứ sáu, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; đổi mới tác phong lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định, thành phố sẽ khẩn trương cụ thể hóa triển khai Quy hoạch bảo đảm yêu cầu, chất lượng, tập trung vào 3 nhiệm vụ quan trọng:
Một là, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, công bố công khai, rộng rãi nội dung quy hoạch và kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thành phố, nhất là những nội dung cốt lõi của quy hoạch, góp phần nâng cao nhận thức, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quy hoạch thành phố và để nhân dân thực hiện quyền giám sát việc thực thi quy hoạch.
Hai là, cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo, khẩn trương phối hợp các bộ, ngành trung ương, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ để sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhất là rà soát Quy hoạch thành phố bảo đảm tính thống nhất, liên kết với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và các quy hoạch phân khu đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt. Tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm khoa học, chặt chẽ nhưng phải linh hoạt, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Đặc biệt, tạo ra các cơ chế để thu hút nguồn lực đầu tư xã hội, tăng hiệu quả đầu tư phục vụ cho các mục tiêu phát triển.
Ba là, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp để ban hành các chính sách thuộc thẩm quyền để thu hút đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa lớn, các dự án công nghiệp công nghệ cao, trọng tâm là công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo./.
Thúc đẩy liên kết kinh tế trong quy hoạch phát triển vùng  (15/11/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thành phố Đà Nẵng  (12/11/2023)
Nhận diện, phát huy lợi thế những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050  (13/10/2023)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay