Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025
TCCS - Từ ngày 11 đến 13-10-2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra, với chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm quốc phòng, an ninh; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao toàn diện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”.
Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự và trực tiếp chỉ đạo Đại hội.
Cùng dự có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể của Trung ương...; các vị lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ, cùng 350 đại biểu chính thức đại diện cho trên 93 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh.
Đại hội thực hiện đầy đủ 4 nội dung theo Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019, của Bộ Chính trị: Thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020; xác định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025; tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; bầu Ban Chấp hành và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Phát biểu khai mạc đại hội, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt đối với tỉnh Thái Nguyên, nơi Người đã gắn bó trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian về thăm Thái Nguyên 7 lần. Đồng bào và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn nhớ ơn và mãi khắc ghi những lời căn dặn của Người, nguyện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhất là tác động do suy giảm kinh tế toàn cầu và đại dịch COVID-19, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và sự phối hợp, cùng hợp tác của các tỉnh, thành phố trong cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy những kết quả, thành tựu đạt được của các nhiệm kỳ trước, cùng đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng; 19/19 chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra; nổi bật là thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với đầu nhiệm kỳ; GRDP bình quân đầu người đạt 90 triệu đồng, tăng 1,7 lần; là tỉnh đứng đầu 14 tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc về xây dựng nông thôn mới; đứng thứ tư toàn quốc về giá trị sản xuất công nghiệp. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được bảo đảm..., tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức, cán bộ.
Phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên quyết tâm xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển giàu mạnh, đời sống của người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no, sung túc, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng; đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn, hiện đại của vùng Trung du, miền núi phía Bắc, của vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, "Thủ đô kháng chiến", "Thủ đô gió ngàn" năm xưa trở thành “một trong những tỉnh giàu có và phồn thịnh nhất miền Bắc nước ta” đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Thái Nguyên, ngày 1-1-1964.
Thay mặt Bộ Chính trị, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá cao và biểu dương những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ vừa qua. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng lưu ý, bên cạnh những thành tựu đạt được trong 5 năm qua, kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là những hạn chế của khu vực doanh nghiệp trong nước, khả năng kết nối với khu vực đầu tư nước ngoài, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu chưa cao; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA, chất lượng và số lượng các sản phẩm du lịch để thu hút nhiều khách du lịch quốc tế còn hạn chế...
Thái Nguyên là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, có vị trí chiến lược quan trọng, vừa là cửa ngõ và nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, vừa là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, một trong những trung tâm đào tạo của cả nước, có hệ thống giao thông kết nối vùng, liên vùng và quốc tế khá đồng bộ, có nền văn hóa phong phú, đậm bản sắc các dân tộc. Tỉnh có nhiều điều kiện để tiếp tục phát triển cả về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong nhiệm kỳ tới, tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, trong đó cần tập trung vào một số định hướng lớn:
Một là, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng tại khu vực phía nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để thu hút các nhà đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.
Hai là, chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, gắn với ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm, ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đạo đức công vụ.
Bốn là, quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, đồng thời với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Năm là, chú trọng xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18-11-2019, của Quốc hội, “Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”; phát triển tiềm năng du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh.
Đại hội bầu 51 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa mới đã bầu 15 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2015 - 2020 được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020 - 2025; các đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phạm Hoàng Sơn được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy. Hội nghị bầu 11 đồng vào Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, đồng chí Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025./.
Tây Ninh: Tiếp tục bứt phá phát triển, vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước  (13/10/2020)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, có quy mô kinh tế khá trong vùng Đông Nam Bộ  (04/10/2020)
Hội nghị gặp gỡ lãnh đạo cơ quan báo chí trước Đại hội đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025  (03/10/2020)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay