Lời hứa nghị trường
22:40, ngày 19-07-2018
TCCSĐT - Hơn 15 giờ, dứt cơn mưa rào không lâu, ông Thường, tổ trưởng tổ dân phố số 7 cầm cây thước bằng gỗ, cái giẻ lau và vài viên phấn màu được gói cẩn thận trong túi ni lông đi ra bảng tin. Ông hỳ hục kẻ, rồi cẩn trọng viết nắn nót từng chữ lên chiếc bảng đen dòng thông báo ngay ngắn “kính mời các hộ gia đình đi họp tiếp xúc cử tri tại nhà văn hóa vào tối thứ hai...”
Bỗng tiếng còi xe bim, bim, bim... vội vã, kéo tràng dài chưa dứt thì chiếc xe máy đã vòng vào ngõ với tốc độ khá cao lao tới, khiến nước đọng trên mặt đường, phía sau ông Thường bắn tung tóe, tạo thành vệt lem nhem bám trên bảng tin. Ông lắc đầu, miệng lụng bụng nói với theo tiếng xe máy: “Đồ vô ý thức”. Phải mất tới hơn 30 phút sau, ông Thường mới viết lại xong những dòng chữ thông báo trên bảng tin. Dĩ nhiên là nó không thể đẹp bằng “tác phẩm” ông thực hiện ban đầu.
Ông đang ngắm nghía tác phẩm của mình thì chiếc xe máy lúc nãy đi ra. Anh Hùng xuống xe, vừa cười ngượng vừa lý nhí nói lời xin lỗi. Anh bảo, do vội đi nhanh nên không để ý, đã làm nước bẩn bắn tung tóe, hỏng cả “tác phẩm” của ông Thường.
Ông Thường cười cho qua và bảo anh Hùng chở ông về hàng bia hơi ở đầu phố. Đến nơi, ông Thường tuyên bố phạt anh Hùng một cốc bia cho nhớ vì cái tội không chấp hành luật giao thông, ảnh hưởng đến người khác khi thi hành công vụ. Ông Thường thông báo, nếu tiếp xúc cử tri lần này anh Hùng không có mặt sẽ không đưa vào bình xét danh hiệu “gia đình văn hóa” năm 2018. Nghe thế, anh Hùng xổ một tràng dài, đến là khó nghe.
- Nhà cháu bận lắm chẳng đi được bác ạ. Với lại, nhà cháu có gì đề đạt cơ chứ. Đấy bác xem, trong họp Quốc hội, các “ông nghị, bà nghị” đầu toàn kiến thức cao siêu, hoạt ngôn, đặt vấn đề khúc triết, gai góc, đưa ý kiến của cử tri chất vấn các bộ, ngành và chính phủ gai cả người còn chẳng giải quyết được gì nữa là chúng cháu.
- Anh nói lạ thật, họp Quốc hội để quyết những vấn đề lớn, lâu dài của quốc gia, dân tộc. Làm cái gì thì cũng phải có thời gian, có lộ trình thì mới mang lại kết quả chứ. Cứ như nhà anh, nước múc, gạo xúc, quanh năm chỉ biết kiếm cơm qua cái cửa hàng đầu phố thì làm sao nắm được chủ trương, chính sách để mà thực hiện.
Ông đang ngắm nghía tác phẩm của mình thì chiếc xe máy lúc nãy đi ra. Anh Hùng xuống xe, vừa cười ngượng vừa lý nhí nói lời xin lỗi. Anh bảo, do vội đi nhanh nên không để ý, đã làm nước bẩn bắn tung tóe, hỏng cả “tác phẩm” của ông Thường.
Ông Thường cười cho qua và bảo anh Hùng chở ông về hàng bia hơi ở đầu phố. Đến nơi, ông Thường tuyên bố phạt anh Hùng một cốc bia cho nhớ vì cái tội không chấp hành luật giao thông, ảnh hưởng đến người khác khi thi hành công vụ. Ông Thường thông báo, nếu tiếp xúc cử tri lần này anh Hùng không có mặt sẽ không đưa vào bình xét danh hiệu “gia đình văn hóa” năm 2018. Nghe thế, anh Hùng xổ một tràng dài, đến là khó nghe.
- Nhà cháu bận lắm chẳng đi được bác ạ. Với lại, nhà cháu có gì đề đạt cơ chứ. Đấy bác xem, trong họp Quốc hội, các “ông nghị, bà nghị” đầu toàn kiến thức cao siêu, hoạt ngôn, đặt vấn đề khúc triết, gai góc, đưa ý kiến của cử tri chất vấn các bộ, ngành và chính phủ gai cả người còn chẳng giải quyết được gì nữa là chúng cháu.
- Anh nói lạ thật, họp Quốc hội để quyết những vấn đề lớn, lâu dài của quốc gia, dân tộc. Làm cái gì thì cũng phải có thời gian, có lộ trình thì mới mang lại kết quả chứ. Cứ như nhà anh, nước múc, gạo xúc, quanh năm chỉ biết kiếm cơm qua cái cửa hàng đầu phố thì làm sao nắm được chủ trương, chính sách để mà thực hiện.
- Ối giờ, bác nói hay cứ như đài ấy. Chúng cháu là dân, kiếm miếng cơm, miếng cháo nuôi con học hành tử tế, không vi phạm pháp luật và nếu có tý tiền dự phòng khi ốm đau, rủi do là mãn nguyện rồi. Mà bác không thấy dư luận đồn thổi đấy à? Quốc hội họp, đấu tranh quyết liệt đến mấy thì kết quả dân ta vẫn chậm phát triển, thu nhập vẫn thấp. Thế nên từ “lời hứa nghị trường” đến thực tế còn đợi lâu lắm.
- Anh “nổ như tên lửa” chung chung thế, không có bằng chứng xác đáng thì làm sao có thể thuyết phục được ông già này?
- Bác cần chứng cứ gì, cháu có ngay. Này nhé, ở bình diện lớn thì xem truyền hình bác thấy, gần một tháng qua, tai nạn đường sắt xảy ra liên miên. Sáu năm trước, Quốc hội đã bàn và quyết định xây dựng dự án đường sắt Bắc - Nam, nhưng bộ chủ quản có triển khai đâu, Chính phủ cũng có đốc thúc đâu? Các kỳ đại hội, đại biểu đều chất vấn cả đấy nhưng vẫn chỉ là “hứa treo” rồi “dậm chân tại chỗ” thôi bác ạ. Theo cháu nghĩ, ở ta quen làm đường bộ rồi, làm đường bộ lợi nhiều hơn nên không có doanh nghiệp nào lao vào làm đường sắt cả. Trong khi đó, cả thế giới đều công nhận, đường sắt thì lợi hơn đường bộ cả về sản lượng vận chuyển, tính an toàn, tốc độ và giá thành. Vậy, nguyên nhân sâu xa là ở đâu?
- Đó là việc lớn, miễn bàn. Anh là cử tri, anh có quyền được tiếp xúc với đại biểu hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội khi mặt trận tổ chức. Tại cuộc tiếp xúc ấy, anh được đề đạt ý kiến của mình về các vấn đề mà anh thấy còn bất cập hoặc cần phải cải tiến theo hướng mới, nhằm đem lại hiệu quả, lợi ích cho người dân, địa phương, đất nước. Nếu ai cũng nghĩ như anh mà không đi tiếp xúc cử tri, không nghe chủ trương thì tức là sẽ thủ tiêu dân chủ, thủ tiêu đấu tranh, thủ tiêu cả trí tuệ của nhân dân à?
- Ấy, sao bác nặng lời với nhà cháu thế. Cháu cũng muốn nắm chủ trương, chính sách lắm chứ, nhưng nó có tác dụng gì nhiều đâu cơ chứ. Mấy lần trước, cháu nghe nói dân mình chẳng ý kiến mạnh mẽ về con kênh ô nhiễm cạnh trục đường của phường ta là gì. Đấy, 4 năm nay, ô nhiễm của nó ngày càng nặng hơn. Có “ông nghị, bà nghị” nào để ý đến việc cỏn con ấy đâu cơ chứ. Hằng ngày, người dân chịu cả. Chúng cháu phân tích rồi, thực tế là, muốn làm cái gì theo chính sách của Nhà nước bây giờ cũng phải có tiền, có vai, có vế, có mối quan hệ... Không có những thứ ấy, đố bác làm được.
Cháu thêm một ví dụ nữa nhé. Đấy, như cậu em cháu ở quê thôi, chỉ thuê đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa để làm dự án phát triển nông nghiệp sạch mà cũng mướt mồ hôi hột, đánh vật với đủ loại giấy tờ, phương án và nhiều vấn đề không có tên khác rất nhiêu khê. Bác thấy đấy, cơ hội làm giàu có nhiều đâu. Mất thời gian là mất cơ hội. Thế nên, dân ta mãi nghèo là phải bác ạ.
- Thôi, tôi chẳng nói chuyện với nhà anh nữa. Anh không đi, tôi có biện pháp để phạt. Phạt cho bằng đi thì thôi. Nếu cần, tôi cho anh ra khỏi họ ấy chứ?
- Ấy, bác đã nói thế thì cháu sẽ thu xếp thời gian để đến họp tiếp xúc cử tri cho đàng hoàng. Bác vui lòng chưa ạ?
- Được, tôi tạm tin lời anh. Anh nhìn tôi mà xem, gần 70 tuổi mà vẫn vác việc phố với ít tiền phụ cấp chưa đủ ăn sáng trong cả tháng. Đấy, vết bẩn trên người tôi do anh “cho” vẫn còn đây mà có dám kêu đâu. Nói thật với anh, phố mình cũng còn nhiều người lười giống anh lắm. Họ viện dẫn đủ lý do để không tham gia sinh hoạt chung nên sau đó chẳng nắm được gì. Nói gì cũng là ú ớ vịt bầu. Chỉ đến khi liên quan đến quyền lợi cá nhân thì mới ba chân bốn cẳng tìm hết chỗ này với chỗ khác để được nhờ vả, giúp đỡ.
Anh Hùng cúi đầu lý nhí: Thực ra thì chúng cháu không tham gia sinh hoạt chung ở địa phương cũng có lỗi, trong đó lỗi lớn nhất là chưa có ý thức xây dựng cộng đồng. Tối nay, về nhà cháu sẽ truyền đến tai vợ cháu mệnh lệnh của bác tổ trưởng tổ dân phố, để cô ấy sắp lịch cho cháu tham gia.
Anh Hùng nổ xe máy và vù khỏi quán bia đầu phố bỏ lại cụm khói mong manh phía sau và tan dần vào không khí. Còn lại một mình, ông Thương trầm ngâm nâng cốc bia nghĩ ngợi về lời của Hùng đã nói. Đúng là trong thời gian qua, mặc dù là các cấp chính quyền đã hết sức cố gắng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng những bất cập trong cách tổ chức quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội chưa tiến được bao nhiêu. Điều này đã gây ra không ít vướng mắc cho những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” như ông. Giá kể những “lời hứa nghị trường” ở các cấp đều được quan tâm, triển khai đầy đủ và đồng bộ thì chắc hẳn dân ta sẽ đồng thuận cao hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn và xã hội ta cũng sẽ dân chủ, văn minh hơn.
Ông uống cạn cốc bia và tính tiền ra về. Dòng phương tiện giao thông sau giờ tan tầm trên con phố dẫn đến ngã tư, cách quán bia ông ngồi không xa vẫn tiếp tục di chuyển với tốc độ nhỏ hơn rùa bò. Ông mỉm cười và vẩn vơ hy vọng: Rồi đây, khi “lời hứa nghị trường” được thực hiện triệt để, ít nhất cảnh ùn tắc giao thông ở con phố này sẽ không còn nữa./.
- Anh “nổ như tên lửa” chung chung thế, không có bằng chứng xác đáng thì làm sao có thể thuyết phục được ông già này?
- Bác cần chứng cứ gì, cháu có ngay. Này nhé, ở bình diện lớn thì xem truyền hình bác thấy, gần một tháng qua, tai nạn đường sắt xảy ra liên miên. Sáu năm trước, Quốc hội đã bàn và quyết định xây dựng dự án đường sắt Bắc - Nam, nhưng bộ chủ quản có triển khai đâu, Chính phủ cũng có đốc thúc đâu? Các kỳ đại hội, đại biểu đều chất vấn cả đấy nhưng vẫn chỉ là “hứa treo” rồi “dậm chân tại chỗ” thôi bác ạ. Theo cháu nghĩ, ở ta quen làm đường bộ rồi, làm đường bộ lợi nhiều hơn nên không có doanh nghiệp nào lao vào làm đường sắt cả. Trong khi đó, cả thế giới đều công nhận, đường sắt thì lợi hơn đường bộ cả về sản lượng vận chuyển, tính an toàn, tốc độ và giá thành. Vậy, nguyên nhân sâu xa là ở đâu?
- Đó là việc lớn, miễn bàn. Anh là cử tri, anh có quyền được tiếp xúc với đại biểu hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội khi mặt trận tổ chức. Tại cuộc tiếp xúc ấy, anh được đề đạt ý kiến của mình về các vấn đề mà anh thấy còn bất cập hoặc cần phải cải tiến theo hướng mới, nhằm đem lại hiệu quả, lợi ích cho người dân, địa phương, đất nước. Nếu ai cũng nghĩ như anh mà không đi tiếp xúc cử tri, không nghe chủ trương thì tức là sẽ thủ tiêu dân chủ, thủ tiêu đấu tranh, thủ tiêu cả trí tuệ của nhân dân à?
- Ấy, sao bác nặng lời với nhà cháu thế. Cháu cũng muốn nắm chủ trương, chính sách lắm chứ, nhưng nó có tác dụng gì nhiều đâu cơ chứ. Mấy lần trước, cháu nghe nói dân mình chẳng ý kiến mạnh mẽ về con kênh ô nhiễm cạnh trục đường của phường ta là gì. Đấy, 4 năm nay, ô nhiễm của nó ngày càng nặng hơn. Có “ông nghị, bà nghị” nào để ý đến việc cỏn con ấy đâu cơ chứ. Hằng ngày, người dân chịu cả. Chúng cháu phân tích rồi, thực tế là, muốn làm cái gì theo chính sách của Nhà nước bây giờ cũng phải có tiền, có vai, có vế, có mối quan hệ... Không có những thứ ấy, đố bác làm được.
Cháu thêm một ví dụ nữa nhé. Đấy, như cậu em cháu ở quê thôi, chỉ thuê đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa để làm dự án phát triển nông nghiệp sạch mà cũng mướt mồ hôi hột, đánh vật với đủ loại giấy tờ, phương án và nhiều vấn đề không có tên khác rất nhiêu khê. Bác thấy đấy, cơ hội làm giàu có nhiều đâu. Mất thời gian là mất cơ hội. Thế nên, dân ta mãi nghèo là phải bác ạ.
- Thôi, tôi chẳng nói chuyện với nhà anh nữa. Anh không đi, tôi có biện pháp để phạt. Phạt cho bằng đi thì thôi. Nếu cần, tôi cho anh ra khỏi họ ấy chứ?
- Ấy, bác đã nói thế thì cháu sẽ thu xếp thời gian để đến họp tiếp xúc cử tri cho đàng hoàng. Bác vui lòng chưa ạ?
- Được, tôi tạm tin lời anh. Anh nhìn tôi mà xem, gần 70 tuổi mà vẫn vác việc phố với ít tiền phụ cấp chưa đủ ăn sáng trong cả tháng. Đấy, vết bẩn trên người tôi do anh “cho” vẫn còn đây mà có dám kêu đâu. Nói thật với anh, phố mình cũng còn nhiều người lười giống anh lắm. Họ viện dẫn đủ lý do để không tham gia sinh hoạt chung nên sau đó chẳng nắm được gì. Nói gì cũng là ú ớ vịt bầu. Chỉ đến khi liên quan đến quyền lợi cá nhân thì mới ba chân bốn cẳng tìm hết chỗ này với chỗ khác để được nhờ vả, giúp đỡ.
Anh Hùng cúi đầu lý nhí: Thực ra thì chúng cháu không tham gia sinh hoạt chung ở địa phương cũng có lỗi, trong đó lỗi lớn nhất là chưa có ý thức xây dựng cộng đồng. Tối nay, về nhà cháu sẽ truyền đến tai vợ cháu mệnh lệnh của bác tổ trưởng tổ dân phố, để cô ấy sắp lịch cho cháu tham gia.
Anh Hùng nổ xe máy và vù khỏi quán bia đầu phố bỏ lại cụm khói mong manh phía sau và tan dần vào không khí. Còn lại một mình, ông Thương trầm ngâm nâng cốc bia nghĩ ngợi về lời của Hùng đã nói. Đúng là trong thời gian qua, mặc dù là các cấp chính quyền đã hết sức cố gắng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng những bất cập trong cách tổ chức quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội chưa tiến được bao nhiêu. Điều này đã gây ra không ít vướng mắc cho những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” như ông. Giá kể những “lời hứa nghị trường” ở các cấp đều được quan tâm, triển khai đầy đủ và đồng bộ thì chắc hẳn dân ta sẽ đồng thuận cao hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn và xã hội ta cũng sẽ dân chủ, văn minh hơn.
Ông uống cạn cốc bia và tính tiền ra về. Dòng phương tiện giao thông sau giờ tan tầm trên con phố dẫn đến ngã tư, cách quán bia ông ngồi không xa vẫn tiếp tục di chuyển với tốc độ nhỏ hơn rùa bò. Ông mỉm cười và vẩn vơ hy vọng: Rồi đây, khi “lời hứa nghị trường” được thực hiện triệt để, ít nhất cảnh ùn tắc giao thông ở con phố này sẽ không còn nữa./.
Lực lượng thanh niên xung phong Hà Tĩnh tại chiến trường Đồng Lộc: Sáng ngời tinh thần tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh  (19/07/2018)
Thủ tướng dự phiên họp của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia  (18/07/2018)
Quyết định thi hành kỷ luật đối với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn  (18/07/2018)
Tăng cường hơn nữa quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Lào  (18/07/2018)
Việt Nam và Malaysia cùng nhau chia sẻ những bài học thành công  (18/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Khát vọng mạnh mẽ hơn nữa, nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ số toàn cầu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp, hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm