Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”
TCCSĐT - Ngày 22-8, tại Hà Nội, Binh chủng Tăng thiết giáp đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm (2013 - 2018) thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”.
Năm năm qua (2013 - 2018), Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” đã được cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong toàn Binh chủng Tăng thiết giáp quán triệt, triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đạt hiệu quả thiết thực. Đảng ủy Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung, giải pháp của Đề án. Trong nghị quyết lãnh đạo năm, quý, tháng của các cấp ủy đảng đều xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo triển khai thực hiện Đề án sát với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của Binh chủng Tăng thiết giáp và đơn vị.
Trên cơ sở nội dung giáo dục theo chương trình quy định của Tổng cục Chính trị, các cơ quan, đơn vị trong toàn Binh chủng Tăng thiết giáp đã tích cực, chủ động đổi mới nội dung theo hướng vừa bảo đảm tính toàn diện, vừa có tính trọng điểm, chú trọng vào xây dựng chương trình, nội dung giáo dục các chuyên đề do đơn vị tự xác định, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn, phương pháp tác phong công tác, khả năng sẵn sàng chiến đấu và ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của bộ đội, nhằm khắc phục những khâu yếu, mặt yếu của cơ quan, đơn vị và những vấn đề bộ đội thường hay vi phạm. Nhiều chuyên đề mang lại hiệu quả giáo dục cao như: “Phòng, chống tình trạng quân nhân vay nợ quá khả năng chi trả ở đơn vị cơ sở”; “Xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong tập thể quân nhân”, “Biện pháp ngăn chặn, phòng chống hiện tượng lô, đề, cờ bạc và vay nợ quá khả năng chi trả”, “Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ”...
Về hình thức, phương pháp giáo dục được các cơ quan, đơn vị vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sát với tình hình thực tiễn nhiệm vụ đơn vị, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, dễ hiểu, dễ nhớ, thu hút được đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia như: Mô hình “Mỗi tuần 5 điều biết”, “Cẩm nang 5N”, “Tiếng nói Chính trị viên”, “Kíp xe Đinh Văn Hòe”, “Chi đoàn không có cán bộ, đoàn viên thanh niên vi phạm pháp luật, kỷ luật”, “Lớp học tự quản”, “Tuần Thanh niên tự quản”, “Phân xưởng kiểu mẫu, nhà xe kiểu mẫu”...
Về phương pháp, các đơn vị luôn tuân thủ nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành; kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với hiện đại; giữa giáo dục chính trị với quản lý tư tưởng, rèn luyện kỷ luật, phương pháp, tác phong công tác; giữa truyền thụ kiến thức với trao đổi kinh nghiệm, khuyến khích tự học, tự rèn, lấy việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là chính, tăng cường đối thoại giữa người dạy và người học, giữa cán bộ với chiến sĩ; coi trọng phương pháp diễn giải kết hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện trình chiếu đưa ra các dẫn chứng minh họa, định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động cho người học sau từng nội dung bài giảng, để người học dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ.
Coi trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị với phương châm yếu khâu nào bồi dưỡng khâu đó; coi trọng bồi dưỡng tại chỗ, cấp trên bồi dưỡng cấp dưới. Trong đó, tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, phương pháp sư phạm, cách thức tổ chức giáo dục chính trị, quy trình chuẩn bị và thông qua bài giảng chính trị… Tăng cường tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chính trị.
Công tác kiểm tra, phúc tra, đánh giá kết quả giáo dục được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc ở các cấp, hình thức kiểm tra luôn được đổi mới: Kết hợp tốt giữa kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất; kiểm tra viết theo câu hỏi tự luận, viết thu hoạch, trắc nghiệm, vấn đáp, tọa đàm, điều tra xã hội học… Nội dung kiểm tra được thiết kế theo hướng mở, kích thích sự sáng tạo để đánh giá toàn diện hệ thống kiến thức của cán bộ, chiến sĩ.
Hằng năm, các đơn vị đã tiếp nhận và phân bổ, cấp phát, sử dụng kinh phí, tài liệu, vật chất phục vụ cho công tác giáo dục chính trị đúng, đủ theo quy định. Một số đơn vị đã tích cực chủ động khai thác thêm các nguồn lực để mua sắm, bổ sung trang bị mới hoặc sửa chữa nâng cấp các trang bị, hệ thống tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh, băng đĩa hình phục vụ giáo dục chính trị tại đơn vị. Đến nay, 100% các lữ đoàn, nhà trường, kho xưởng được trang bị phương tiện trình chiếu. Vì vậy, công tác giáo dục chính trị trong Binh chủng Tăng thiết giáp đã đạt được kết quả tích cực.
Có thể khẳng định, qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, tích cực. Nhờ đó, nền nếp công tác giáo dục chính trị ở các cơ quan, đơn vị được duy trì nghiêm túc; tình hình tư tưởng của bộ đội ổn định; tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, không có hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, ngày càng được nâng cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tại Hội nghị, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã tặng bằng khen cho 11 tập thể và 15 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”./.
Quảng Bình đẩy mạnh phát triển du lịch  (23/08/2018)
Quảng Bình đẩy mạnh phát triển du lịch  (23/08/2018)
Ủy ban Nhân dân các cấp cần chấp hành nghiêm Luật Tố tụng hành chính  (22/08/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời phỏng vấn báo chí Ethiopia  (22/08/2018)
Tạo ấn tượng Việt Nam qua sự kiện WEF - ASEAN tại Hà Nội  (22/08/2018)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên