Trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo giữa các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Campuchia
14:39, ngày 17-07-2017
Ngày 17-7-2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam phối hợp cùng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo giữa các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Campuchia, nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển tôn giáo, góp phần xây dựng khu vực biên giới chung hòa bình, ổn định cùng phát triển.
Dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Lê Vĩnh Tân; Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia Him Chhem, cùng đại diện Ủy ban nhân dân các tỉnh, các ban, ngành quản lý tôn giáo các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.
Khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh: Mối quan hệ láng giềng hợp tác, hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Campuchia đã và đang được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước tích cực vun đắp, củng cố và phát triển. Trên cơ sở đó và thực hiện Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo giữa Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam và Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia, Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo giữa các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Campuchia được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm công tác tôn giáo, bàn biện pháp phối hợp giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tôn giáo tại khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, cùng phát triển, vì quyền lợi chung của nhân dân hai nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia Him Chhem bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ổn định, mạnh mẽ trong quan hệ hai nước Campuchia và Việt Nam, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia Him Chhem nhấn mạnh, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Hội nghị biên giới về công tác tôn giáo lần này được tổ chức có ý nghĩa chính trị to lớn, không chỉ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý tôn giáo hai nước trao đổi quan điểm, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tôn giáo của mỗi nước, mà còn đáp ứng nhu cầu cấp bách về sự đoàn kết tôn giáo, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Tại hội nghị, hai bên bày tỏ nhận thức chung về tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tôn giáo, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng theo đúng phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài”.
Hai bên thống nhất nhận định tình hình tôn giáo khu vực biên giới cơ bản ổn định. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào ở khu vực biên giới được chính quyền hai bên đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi theo pháp luật mỗi nước. Chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới. Tín đồ tôn giáo ở khu vực biên giới hai nước đã được tạo điều kiện giao lưu, tham dự các hoạt động tôn giáo, lễ hội tôn giáo truyền thống, xây dựng tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiết giữa nhân dân hai nước.
Các đại biểu dự hội nghị cũng nêu nhiều kiến nghị, đề xuất giải pháp và thống nhất nội dung phối hợp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo ở khu vực biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị, trong đó tập trung tuyên truyền trong nhân dân vùng biên giới về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước; thực hiện tốt quy chế về biên giới; tạo điều kiện cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia hoạt động theo đúng pháp luật mỗi nước; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia./.
Khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh: Mối quan hệ láng giềng hợp tác, hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Campuchia đã và đang được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước tích cực vun đắp, củng cố và phát triển. Trên cơ sở đó và thực hiện Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo giữa Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam và Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia, Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo giữa các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Campuchia được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm công tác tôn giáo, bàn biện pháp phối hợp giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tôn giáo tại khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, cùng phát triển, vì quyền lợi chung của nhân dân hai nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia Him Chhem bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ổn định, mạnh mẽ trong quan hệ hai nước Campuchia và Việt Nam, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia Him Chhem nhấn mạnh, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Hội nghị biên giới về công tác tôn giáo lần này được tổ chức có ý nghĩa chính trị to lớn, không chỉ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý tôn giáo hai nước trao đổi quan điểm, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tôn giáo của mỗi nước, mà còn đáp ứng nhu cầu cấp bách về sự đoàn kết tôn giáo, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Tại hội nghị, hai bên bày tỏ nhận thức chung về tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tôn giáo, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng theo đúng phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài”.
Hai bên thống nhất nhận định tình hình tôn giáo khu vực biên giới cơ bản ổn định. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào ở khu vực biên giới được chính quyền hai bên đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi theo pháp luật mỗi nước. Chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới. Tín đồ tôn giáo ở khu vực biên giới hai nước đã được tạo điều kiện giao lưu, tham dự các hoạt động tôn giáo, lễ hội tôn giáo truyền thống, xây dựng tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiết giữa nhân dân hai nước.
Các đại biểu dự hội nghị cũng nêu nhiều kiến nghị, đề xuất giải pháp và thống nhất nội dung phối hợp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo ở khu vực biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị, trong đó tập trung tuyên truyền trong nhân dân vùng biên giới về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước; thực hiện tốt quy chế về biên giới; tạo điều kiện cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia hoạt động theo đúng pháp luật mỗi nước; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia./.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng ứng phó với bão số 2  (17/07/2017)
Tổng Bí thư sẽ thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia  (16/07/2017)
Thủ tướng viếng các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn Tây Tiến  (16/07/2017)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam