Hà Nội đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém
Tại hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì ngày 11-7, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết 15, đồng thời thể hiện quyết tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả các nội dung Nghị quyết 15 và Kế hoạch 51; từng bước củng cố tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức cơ sở đảng yếu kém gắn với giải quyết có hiệu quả những vấn đề dân sinh bức xúc, vấn đề phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại xã, phường, thị trấn của thành phố, tạo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.
Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Trong những năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn ở Hà Nội luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Thường vụ Thành ủy. Trung ương, Thành ủy Hà Nội và các cấp ủy trực thuộc Thành ủy đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình để lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, góp phần tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng tổ chức, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố, nhất là ở xã, phường, thị trấn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã phát huy tốt vai trò trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của của Nhà nước; phát hiện, giải quyết, tháo gỡ và xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc phát sinh trên địa bàn, trong dư luận, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân.
Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy, trên địa bàn thành phố vẫn còn có khoảng 200 vụ, việc phức tạp ở các mức độ khác nhau trên địa bàn hơn 100 xã, phường, thị trấn cần được quan tâm, giải quyết. Từ thực tiễn đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 15 - NQ/TU, ngày 04-7-2017 nhằm cụ thể hóa các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong Chương trình số 01 đối với tổ chức cơ sở đảng và hệ thống chính trị cấp cơ sở xã, phường, thị trấn. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 15 của Thành ủy Hà Nội cũng là bước chuẩn bị sớm, quan trọng đối với công tác lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ thành phố thực hiện hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2015 - 2020 và việc chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Mục đích của Nghị quyết 15-NQ/TU là "Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng và việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị ở cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố giai đoạn hiện nay. Nghị quyết cũng đề ra giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém, gắn với giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội".
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố bám sát 7 nhóm giải pháp nêu trong Nghị quyết số 15; mục đích, yêu cầu, tiến độ và phân công thực hiện nêu trong Kế hoạch số 51 của Ban Thường vụ Thành ủy, tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết. Căn cứ tình hình thực tiễn từng Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời điểm cụ thể, cấp ủy các cấp chỉ đạo thực hiện cùng lúc hoặc ưu tiên thực hiện những nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, các cấp ủy cần tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo; tập trung hướng về cơ sở; làm tốt công tác dự báo và giải quyết kịp thời những vi phạm, tiêu cực là "mầm mống" gây mất ổn định tại địa phương như quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, đơn thư khiếu nại, tố cáo... Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải quan tâm tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của tổ chức, nhân dân, để điều chỉnh các giải pháp lãnh đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Các cấp ủy thường xuyên, chú trọng nâng cao chất lượng công tác dân vận, tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng là giải pháp rất quan trọng, phải luôn đi trước một bước, đổi mới phương pháp; nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và thời điểm cụ thể; giúp cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa sai phạm; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong tất cả mọi trường hợp, cấp ủy phải chỉ đạo việc chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời cung cấp những thông tin, định hướng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là ở những địa bàn có các vụ việc phức tạp. Cùng với đó, phải nâng cao hoạt động, chất lượng và hiệu quả của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động, ngăn chặn kịp thời hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị, nhất là trên mạng xã hội.
Cấp ủy cấp trên cơ sở phải thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định; có kế hoạch kịp thời củng cố những tổ chức cơ sở đảng yếu kém; khắc phục ngay biểu hiện hình thức trong đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng , đánh giá cán bộ. Đối với những địa bàn đã phát sinh phức tạp, nếu có nguyên nhân do cán bộ yếu kém về bản lĩnh chính trị, năng lực công tác và phẩm chất, đạo đức thì phải kiên quyết xử lý, thay thế. Những địa bàn đặc biệt phức tạp cần quan tâm có giải pháp tập trung, khi cần thiết thì có phương án đặc thù về cán bộ ở những địa bàn này.
"Giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ, giải pháp, vừa là thước đo năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở. Giải quyết những vấn đề dân sinh, bức xúc, phức tạp là công việc khó khăn, công phu, là nhiệm vụ tất yếu phát sinh trong quá trình vận động phát triển xã hội, nhất là đối với vị trí của Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, đang trong quá trình đô thị hóa, phát triển mạnh mẽ" - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh./.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng ứng phó với bão số 2  (17/07/2017)
Tổng Bí thư sẽ thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia  (16/07/2017)
Thủ tướng viếng các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn Tây Tiến  (16/07/2017)
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị "cấm cửa" vào EU nếu khôi phục án tử hình  (16/07/2017)
Chủ tịch Quốc hội thăm hỏi người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi  (16/07/2017)
Chung tay góp sức, tri ân các gia đình chính sách  (16/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên