Nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam-EU
Do đó, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Hà Lan và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sắp tới được mong đợi sẽ tạo ra xung lực mới để quan hệ thương mại giữa Việt Nam-EU ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.
Tiềm năng lớn
Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết, xếp thứ hai sau Mỹ, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu. Đặc biệt, kim ngạch thương mại Việt Nam-EU đã tăng gần 11 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên trên 45 tỷ USD năm 2016. Riêng 5 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam sang EU đạt 19,6 tỷ USD, tăng trên 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam là 14,8 tỷ USD, tăng 11,7% và nhập khẩu vào Việt Nam đạt trên 4,8 tỷ USD, tăng 20,6%.
Theo Vụ Thị trường châu Âu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn là các sản phẩm truyền thống có thế mạnh như: hàng dệt may, giày dép các loại, càphê, hải sản, máy vi tính... Không chỉ vậy, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mới bắt đầu được xuất khẩu từ năm 2011, nhưng đến năm 2016 đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10,9 tỷ USD. Các nhóm mặt hàng này chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khả năng mở rộng và đổi mới mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này chưa cao, hiệu quả xuất khẩu còn thấp.
Thừa nhận những hạn chế trong quan hệ Việt Nam-EU, ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu chia sẻ, mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam-EU đang phát triển nhanh chóng, nhưng Việt Nam mới chỉ tập trung vào các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy. Đây là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại EU, cả về xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm khoảng 68% tổng thương mại với các nước EU. Điều này cho thấy xuất khẩu Việt Nam chưa tập trung vào nhóm các thị trường còn lại của EU và tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này còn rất lớn, đặc biệt khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực.
Theo bà Miriam Garcia-Ferrer, Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến việc tuân thủ những tiêu chuẩn từ EU. Bởi thực tế đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ xuất khẩu các sản phẩm thô, có giá trị thấp như: càphê, chè, thủy hải sản, trái cây, riêng các sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm sữa, rau, thịt vẫn chiếm tỷ trọng ít.
Do vậy, bà Miriam Garcia - Ferrer khuyến cáo các doanh nghiệp cần chú trọng tới thương hiệu của các sản phẩm bởi Việt Nam chưa phải là quốc gia có nguồn hàng hóa chất lượng cao. Dự kiến có hiệu lực vào năm 2018, EVFTA được coi là hiệp định thế hệ mới, mở ra nhiều cơ hội rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt là về thương mại có thể hỗ trợ Việt Nam cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội lớn từ EVFTA còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Tận dụng cơ hội
Là chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ giữa châu Âu với châu Á, đặc biệt với Đông Nam Á, Giáo sư David Camroux thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Trường Khoa học, Chính trị Paris nhấn mạnh, EVFTA sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc EU, ngoài quan hệ sẵn có với Pháp, Đức.
Tuy vậy, Việt Nam cần phải thể hiện cải cách mạnh mẽ nền kinh tế, cải thiện tiêu chuẩn về môi trường, tăng cường quyền của người lao động. Còn đối với EU, Việt Nam không còn là một quốc gia đang phát triển nữa mà đang là “con hổ lớn” ở châu Á. Điều này buộc EU phải chú trọng hơn nữa trong mối quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam khi EVFTA được đánh giá mang tính tích cực...
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến cáo, để có thể tận dụng được các lợi ích của EVFTA, các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong các yếu tố thể hiện chính sách xuất nhập khẩu của các nước. Một mặt, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi, giúp tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy phát triển thương mại đối với các ngành hàng ưu tiên xuất khẩu. Mặc khác, quy tắc xuất xứ chính là rào cản ưu đãi tiếp cận thị trường và là công cụ đối xử khác biệt trong các thỏa thuận thương mại.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhấn mạnh, Hiệp định EVFTA đang mở ra cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU bởi đây là thị trường được xem là lớn hơn thị trường Mỹ, Nhật Bản cả về diện tích và giá trị. Tuy nhiên, đây là thị trường rất khó tính, doanh nghiệp Việt sẽ gặp vướng mắc từ tiếp cận thị trường, giữ vững thị trường, cạnh tranh và cuối cùng thống lĩnh thị trường ấy. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách xâm nhập thị trường phù hợp, tránh "đổ bộ" vào một thị trường hay một sản phẩm cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo Thương vụ và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mở rộng thị trường, tập trung khai thác lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Cùng đó, Bộ Công Thương đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài.
Bên cạnh những chiến lược dài hạn, các doanh nghiệp cần tận dụng những cam kết, ưu đãi từ các hiệp định đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường khó tính, nhưng đầy tiềm năng./.
Quan hệ Việt Nam với Belarus và Nga ngày càng phát triển toàn diện  (02/07/2017)
Hoạt động của các Phó Thủ tướng: Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng  (02/07/2017)
Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương trao đổi công tác quản lý báo chí ở Pháp  (02/07/2017)
Đại sứ quán Việt Nam và Lào tại Singapore giao lưu hữu nghị  (02/07/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên