G20 cam kết dùng mọi công cụ chính sách để thúc đẩy tăng trưởng
Trong tuyên bố chung, các nước thành viên G20, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Anh và Đức, thừa nhận tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp diễn, song yếu hơn kỳ vọng.
G20 cam kết sẽ sử dụng "tất cả các công cụ chính sách," trong đó có các biện pháp tiền tệ, tài chính và cơ cấu, nhằm tăng cường lòng tin và thúc đẩy tăng trưởng, qua đó hướng đến việc đạt được "các mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện."
Đại diện các nước cũng phản đối mọi hình thức bảo hộ thương mại, đồng thời cam kết không phá giá tiền tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra, tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp trong ngành thép và các ngành công nghiệp khác, vốn dẫn đến tình trạng thừa cung và giá cả hàng hóa sụt giảm.
Tuyên bố cũng nhận định việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đặt ra nhiều nguy cơ đối với kinh tế thế giới, trước hết là tạo thêm bất ổn cho nền kinh tế, song các nước thành viên G20 đã sẵn sàng chủ động ứng phó với những tác động tài chính và kinh tế tiềm tàng do "cú sốc" này mang lại.
Các bộ trưởng cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai, nước Anh sẽ là "một đối tác thân cận" của EU.
Liên quan đến vấn đề khủng bố, tuyên bố cảnh báo các cuộc tấn công khủng bố thường xuyên diễn ra với mức độ ngày càng tăng đang trở thành một mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng các nước cũng "lên án các vụ tấn công khủng bố gần đây bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất," đồng thời nhấn mạnh rằng khủng bố là một trong những vấn đề làm "phức tạp" môi trường kinh tế toàn cầu. G20 cam kết sẽ ngăn chặn mọi hình thức tài trợ cho khủng bố.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm G20 diễn ra tại Thành Đô trong hai ngày 23 và 24-7. Đây là hội nghị cấp bộ trưởng cuối cùng trước Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vào ngày 04 và 05-9 tới.
G20 là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và tăng trưởng.
Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội khối (GDP) của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới./.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông  (24/07/2016)
Người Việt tại Đức míttinh hoan nghênh phán quyết của PCA  (24/07/2016)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49  (24/07/2016)
Chỉ số tiêu dùng tháng Bảy tăng do tác động đến từ nhóm giao thông  (24/07/2016)
Lập xã mới cho di dân tự do tại Đắk Nông  (24/07/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên