Chỉ số tiêu dùng tháng Bảy tăng do tác động đến từ nhóm giao thông
Nhóm giao thông chi phối
Như vậy, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng Bảy tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 1,85% so với cùng kỳ. Vậy là bảy tháng của năm so cùng kỳ năm 2015, CPI đã tăng 1,81%.
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 8 nhóm tăng, cụ thể nhóm giao thông tăng mạnh nhất 1,19%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,14%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%.
Ngoài ra, ba nhóm khác có mức tăng rất nhẹ là may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,04%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%, văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,01%.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tại nhóm giáo dục không thay đổi và hai nhóm hàng giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,05%) và bưu chính viễn thông (-0,1%).
Mùa “thi cử”
Theo Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê cho hay các nguyên nhân làm tăng CPI trong tháng Bảy do đây là thời điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học Quốc gia. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết nắng nóng cũng khiến nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, giải khát, dịch vụ giao thông công cộng tăng làm cho giá các mặt hàng này tăng theo.
Thêm vào đó, việc tăng giá xăng, dầu từ đợt ngày (04-6) vẫn còn dư âm đến CPI tháng này, mặc dù sau đó các ngày (20-6 và 05-7) giá xăng giảm tổng cộng 540 đồng/lít.
“Bình quân tháng Bảy, chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 2,55% so với tháng trước. Hơn nữa, thời tiết nắng nóng cũng khiến nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cũng làm cho giá nước sinh hoạt tăng 0,14%, giá điện sinh hoạt tăng 1,16%, ” bà Ngọc chỉ ra.
Lương thực dồi dào
Bà Ngọc cho biết, việc chỉ số giá tiêu dùng trong tháng có mức tăng nhẹ một phàn nhờ vào nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước khá dồi dào. Giá lương thực giảm và giá thực phẩm duy trì ổn định, góp phần kiềm chế CPI tháng Bảy.
Cụ thể, chỉ số giá lương thực tháng Bảy giảm 0,64% so với tháng Sáu.
Theo bà Ngọc, vụ lúa Đông Xuân (miền Bắc) đã thu hoạch xong đồng thời vụ Hè Thu (miền Nam) cũng đang vào mùa thu hoạch nên nguồn cung rất lớn, làm cho giá gạo tiếp tục giảm.
“Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 6,5 triệu tấn xuống còn 5,65 triệu tấn. Giá xuất khẩu liên tục rớt giá một phần do tác động của việc xả gạo tồn kho của Thái Lan làm cho giá gạo bán buôn, bán lẻ trong nước giảm,” bà Ngọc cho hay.
Hiện, tại miền Bắc giá gạo tẻ thường ở mức 10.000đồng/kg - 12.200đồng/kg, tại miền Nam gạo tẻ thường IR50404 giá phổ biến 9.200đồng/kg - 10.800đồng/kg...
Vàng tăng “phi mã”
Một diễn biến về giá đã gây chú ý mạnh trên thị trường trong tháng qua, đó là việc chỉ số giá vàng tăng vọt 5,36%.
Bà Ngọc lý giải, giá vàng trong nước đã biến động theo vàng thế giới, ngay sau khi có công bố kết quả trưng cầu dân ý ở Anh về việc nước này rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit), thêm vào đó việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục trì hoãn tiến trình tăng lãi suất nên giá vàng thế giới đã tăng mạnh những ngày đầu tháng (giá vàng tăng ở mức trên 1.370 USD/ounce).
Tuy nhiên, ngay sau đó giá vàng đã giảm (15-7 giá vàng thế giới ở mức 1.329 USD/ounce). Vì vậy, giá vàng trong nước có lúc đã tăng ở mức gần 40 triệu đồng/lượng, song nguyên nhân chủ yếu do yếu tố tâm lý và chênh lệch khá xa giữa giá mua - giá bán và giá thế giới sau khi quy đổi.
“Vì vậy, ngay sau đó giá vàng trong nước đã nhanh chóng quay đầu giảm về mức trên 37 triệu đồng/lượng. Bình quân giá vàng trong nước ngày (15-7) dao động quanh mức 3.600.000 đồng/chỉ vàng SJC,” bà Ngọc dẫn chứng.
Ngược lại với giá vàng, chỉ số giá USD lại giảm -0,21%. Sau sự kiện Brexit, diễn biến tỷ giá trong nước gần như không có biến động nào đáng kể.
Sự ổn định của tỷ giá trong thời gian qua một phần cũng do diễn biến thuận lợi trên thị trường tài chính quốc tế, đồng USD giảm giá so với các đồng tiền khác sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục trì hoãn tiến trình tăng lãi suất. Do đó, tỷ giá VND/USD tháng này khá ổn định xoay quanh 22.300VND/USD./.
Lập xã mới cho di dân tự do tại Đắk Nông  (24/07/2016)
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7  (24/07/2016)
Bà Yingluck kêu gọi cử tri Thái Lan quyết định tương lai đất nước  (24/07/2016)
Ngoại trưởng Mỹ - Nga gặp nhau bên lề các hội nghị ASEAN  (24/07/2016)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến với bà Aung San Suu Kyi  (24/07/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên