"Chạy"
Những đồng chí về hưu chúng tôi, sau các buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ thường ngồi nán lại trao đổi với nhau những chuyện thời sự. Lần này, cụ A nêu lên một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay, đó là chuyện "chạy". Cụ tỏ ra bức xúc phàn nàn rằng: "Bây giờ sao người ta chạy lắm thế. Nào là chạy chức, chạy quyền, chạy học hàm, học vị, chạy trường, chạy lớp, chạy điểm, chạy để khỏi về hưu đúng tuổi và cả chuyện chạy án, chạy tội. Báo chí thường xuyên phản ánh; cán bộ, đảng viên, quần chúng nơi nào cũng cũng kêu ca, phàn nàn. Thật kinh khủng". Nghe cụ A nói, cụ B tiếp luôn: Đó là sự ham muốn của con người mà người ta gọi là nhân dục. Chắc các cụ đã biết có nhà thơ Trung Quốc đã làm bài thơ "Nhân dục vô nhai" nói về lòng ham muốn của con người là không bờ bến". Cụ C hỏi: "Ông có nhớ bài thơ đó thì đọc cho chúng tôi nghe". Cụ B liền đọc:
Và dịch luôn:
Nghe xong bài thơ, cụ C liền chép miệng: "Lòng ham muốn của con người ghê thật. Hằng chi nhà Phật chủ trương diệt dục, nghĩ cũng phải".
Cụ D nghe nói vậy liền phát biểu: Theo tôi, không phải nhà Phật chủ trương diệt dục nói chung vì dục là động cơ thúc đẩy con người hành động. Nhà Phật chỉ chủ trương diệt tà dục mà thôi. Bởi vì ở con người có hai thứ dục: tà dục và chính dục. Tà dục thúc đẩy con người làm những việc bất lương, lợi mình, hại người. Những thứ "chạy" mà ông A vừa nói là tà dục, cần ngăn chặn, tiêu diệt nó. Còn chính dục thúc đẩy con người làm điều thiện, tránh điều ác cần được quan tâm giáo dục, rèn luyện và trân trọng.
Bác Hồ kính yêu từng nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là chính dục. Và suốt đời Bác Hồ luôn phấn đấu quên mình vì dân, vì nước, không ngại gian khổ, hy sinh. Nhờ có Bác đưa đường, chỉ lối mà nước ta, dân ta mới có được như ngày nay.
Một cụ cao tuổi nhất chậm rãi: "Ông D nói rất đúng. Hiện nay Đảng ta đang mở cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Theo tôi, học tập Bác, trước hết là mỗi người phải tự tu dưỡng, rèn luyện, diệt tà dục, biết phát huy chính dục, coi tà dục là điều xấu xa, phải loại bỏ. Chính dục là điều tốt cần phát huy. Có như vậy thì tình trạng nhức nhối trong xã hội hiện nay là chuyện "chạy" như cụ A nêu trên mới có thể ngăn chặn và đẩy lùi được".
Kết quả bước đầu trong công tác cải cách hành chính ở Thái Bình  (03/12/2007)
Nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính  (03/12/2007)
Tình hình giá cả thị trường tháng 11 và 11 tháng năm 2007  (03/12/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên