Xuất khẩu tăng mạnh nhưng nhập siêu vẫn lớn
16:42, ngày 28-05-2008
Trong tháng 5, xuất khẩu hàng hoá của cả nước đạt 5,15 tỉ USD, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 23,4 tỉ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Công Thương, với đà tăng trưởng này, khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 60 tỉ USD trong năm nay có thể thành hiện thực.
Từ đầu năm đến nay, trừ khối lượng một số mặt hàng như dầu thô, than đá, gạo, cà phê, chè bị giảm sút, còn hầu hết các mặt hàng chủ lực khác đều đạt tốc độ tăng trưởng cao so với 5 tháng đầu năm 2007. Trong khi kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng 35,2%, sản phẩm nhựa tăng 31,7%, túi xách - ô dù, mũ, vali tăng 30,7%, dây điện - dây cáp điện tăng 28%, thì những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn khác như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử - vi tính, thuỷ sản, rau quả cũng đều tăng khá cao, khoảng 20%.
Trong tổng kim ngạch 23,4 tỉ USD, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 13,5 tỉ USD, tăng 30,2%. Như vậy, tính đến nay, xuất khẩu bình quân mỗi tháng đã đạt mức kế hoạch đề ra cho cả năm là 4,9 tỉ USD/tháng. Với đà này, theo kinh nghiệm thời gian qua, triển vọng xuất khẩu trong những tháng tới có thể còn tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dù đã đạt rất cao, mà nguyên nhân chính là do nhiều mặt hàng đang được giá trên thị trường thế giới, nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng.
Một số biện pháp giảm nhập siêu của Chính phủ như tăng thuế nhập khẩu ô-tô, hạn chế cấp tín dụng cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5 đã giảm 2,9% so với tháng 4-2008. Tuy nhiên, với tổng kim ngạch trên 37,8 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ lên tới 67% so với cùng kỳ năm trước và lớn gấp 2,4 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
Số lượng ô-tô nguyên chiếc nhập khẩu trong 5 tháng qua gấp trên 6 lần cùng kỳ năm trước và đã bằng 88,4% kế hoạch cả năm; nhập khẩu linh kiện ô-tô cũng nhiều gấp 3,17 lần cùng kỳ năm trước và bằng 56,8% kế hoạch cả năm; sắt thép nhập khẩu đã đạt trên 5,6 triệu tấn, bằng 53,4% kế hoạch năm, trong đó phôi thép chiếm hơn 1,77 triệu tấn, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước và bằng 70,9% kế hoạch cả năm; nhập phân urê đã lên đến 516.000 tấn, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước và bằng 64,5% kế hoạch năm.
Bộ Công Thương cho biết, từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ tập trung 4 giải pháp để gia tăng kim ngạch của những mặt hàng xuất khẩu “trọng yếu” như dệt may, da giày, nhóm hàng khác gồm: dây cáp điện, điện tử, vali, ô dù. Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu.
Bộ sẽ phối hợp với Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) hỗ trợ và phát huy vai trò trung tâm nguyên phụ liệu và đào tạo nguồn nhân lực. Trước mắt, xây dựng các trung tâm cung ứng - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ./.
Luật Công nghệ cao đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển đất nước  (28/05/2008)
Luật công nghệ cao đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển đất nước  (28/05/2008)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 787 (5-2008)  (28/05/2008)
Mục lục tạp chí Cộng sản số 787 (5-2008)  (28/05/2008)
Luông Pra-băng, hẹn ngày gặp lại!  (28/05/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên