Mục lục Hồ sơ sự kiện số 128 (13-8 -2010)
- Chọn nghề - vấn đề nóng bỏng
Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng không nằm ở nghề gì, kiếm được nhiều tiền hay không, có tạo dựng được danh tiếng hay không, mà chính là nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân hay không. Trong thời đại cạnh tranh ngày càng ráo riết và khó khăn như hiện nay, việc có được một nghề nghiệp phù hợp với sở trường và sở thích của mình là một vấn đề thật sự phức tạp. Đứng trước sự lựa chọn, làm sao có thể chắc rằng con đường mà mình sẽ đi là hợp lý? Giữa sức ép của gia đình và những mong mỏi riêng tư, xu thế của xã hội, ta sẽ thiên về bên nào. Phải nghe ai, nên tin ai? Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
*** Vấn đề và bình luận
Xuân Nguyên - Đào tạo nghề thời hội nhập
Ở nước ta hiện nay, một mặt nhiều ngành nghề đang rơi vào tình trạng thiếu công nhân lành nghề, buộc các doanh nghiệp phải tuyển công nhân nước ngoài; trong khi mặt khác, lực lượng lao động của ta lại nỗ lực tìm thị trường lao động ở ngoài nước. Vậy mà nhìn ra thế giới, để được gia nhập EU, các nước Đông Âu phải cam kết chịu một lộ trình tới 10 năm mới được đưa lao động làm việc ở các nước EU cũ. Điều đó cho thấy, ngay các nước phát triển cũng rất ngại bỏ thị trường việc làm của nước mình cho kẻ khác và tìm mọi cách để nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.
Thái Sơn - Lao động chọn nghề, doanh nghiệp chọn người
Trong lúc người lao động tìm kiếm đủ mọi thông tin để cân nhắc chọn một nghề mà xã hội cần, thì phía “cầu” là các doanh nghiệp lại ưu tiên chọn người hơn chọn nghề
Nguyễn Tiến Dũng - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động
Một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng là đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của một nước công nghiệp, cần phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong nông thôn. Đào tạo nghề góp phần rất quan trọng vào việc chuyển dịch này.
Trần Đức - Nỗi khổ của người chọn đúng nghề
Chọn nghề sai lầm đương nhiên đưa mình tới một tương lai đầy bất trắc. Song, chọn đúng nghề, phù hợp với sở thích và mong muốn của mình cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc đặt cho mình một tương lai an toàn, ổn định, bởi còn nhiều điều quan trọng chẳng kèm gì việc chọn nghề.
*** Bên lề sự kiện
Thảo Nguyên - Xu hướng “làm ngoài” - sự năng động của giới trẻ
Muốn có một sự ổn định bền vững trong công việc phải trở thành “cán bộ Nhà nước”, đó là mơ ước một thời của các bạn trẻ khi rời ghế giảng đường. Nhưng, trong xã hội ngày nay, “cán bộ Nhà nước” đã không còn là ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn nghề nghiệp nữa…
Phạm Chung - Tâm lý chọn nghề của sinh viên Trung Quốc thời hậu khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây sức ép lớn cho thị trường việc làm và tác động mạnh mẽ tới tâm lý chọn nghề của sinh viên Trung Quốc. Với 5,59 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2009 và 6,13 triệu năm 2010, cộng với số sinh viên chưa tìm được việc làm của các năm trước, “đội quân” sinh viên chờ việc làm của đất nước có dân số lớn nhất hành tinh đã lên tới 10 triệu người.
Trần Đình Nam - Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam: Khoảng trống cần phải sớm lấp đầy
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nói không ai sống ngoài cơ chế là không sai, nhưng cũng có cách nói khác - tất cả phải tuân theo “tổ chức”. Nghĩa là tổ chức phân công làm gì, thì phải làm nấy. Thậm chí còn xuất hiện một lối suy nghĩ khá phổ dụng thời kỳ đó, rằng học một đằng nhưng ra cuộc sống được phân công một nẻo là chuyện thường tình. Nhiều người còn cho đó là cách để “rèn luyện cán bộ”. Không ai thất nghiệp, nhưng việc làm và thu nhập thì chưa bao giờ đầy đủ, mọi người cùng chia nhau cái nghèo, cái thiếu thốn.
Hoàng Tuấn - Nghề PR- “hot” nhưng không phải dễ
Bách khoa toàn thư thế giới định nghĩa PR (viết tắt của chữ tiếng Anh Public relations) là: “một hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng”.
Lâm Trang - Định kiến giới nghề nghiệp: Thu hẹp cơ hội chọn nghề của phụ nữ?
Trong quá khứ, định kiến nghề nghiệp là một khái niệm quen thuộc với phụ nữ. Nếu nam giới có quyền được chọn bất cứ nghề nào họ muốn thì phụ nữ lại phải ngậm ngùi bằng lòng với những công việc mà xã hội cho là phù hợp. Tuy nhiên, thời kỳ hiện đại với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật lại là chiếc chìa khóa hữu hiệu đã “mở cửa” giúp phụ nữ hội nhập vào xã hội. Ngày nay phụ nữ đang phá bỏ ranh giới của nhiều nghề truyền thống.
Hạnh Dung - Hai xu hướng chọn nghề ở Mỹ
Ở Mỹ hình thành hai xu hướng chọn nghề trái ngược hẳn nhau: Chọn những nghề có thu nhập cao và chọn những nghề phù hợp với đam mê, sở thích, hay với những giá trị cuộc sống mà mình theo đuổi.
*** Kinh tế và hội nhập
Lê Quang Sáng - Philippines - con đường không trải đầy hoa
Để bước vào kỷ nguyên mới, Philippines phải vượt qua ba ẩn số, đó là sự bất bình đẳng trong thụ hưởng thành quả từ một nền kinh tế, vấn đề xuất khẩu lao động trong giải quyết việc làm và cuối cùng là sự mất cân đối giữa các ngành kinh tế.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Quốc Chính - “Sức ép toàn sân” lên hòa bình Trung Đông Đó là ngôn từ được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley dùng để nói về một loạt hoạt động mới đây và sắp tới của Washington và một số nước nhằm tăng sức ép nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp Israel và Palestine vốn đang bị đình trệ. Tuy nhiên, liệu sức ép đó có mang lại hiệu quả tích cực cho hòa bình Trung Đông?
Lý Mạc Phù - Cử chỉ muộn mằn
Đã trở thành truyền thống, từ 65 năm nay, cứ đến những ngày đầu tháng 8 hàng năm, người dân Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới lại tiến hành những nghi lễ tưởng niệm những nạn nhân của bom nguyên tử Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, tháng 8-1945. Không chỉ sức hủy diệt ghê gớm của bom nguyên tử mà trước hết tính vô nhân đạo của việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki khi phát xít Nhật trên thực tế đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài phải đầu hàng Liên Xô và đồng minh, cũng như thông điệp cảnh báo từ Hiroshima và Nagasaki, khiến cho dù 65 năm đã trôi qua mà những gì xảy ra ở Hiroshima và Nagasaki vẫn là chuyện thời sự trên thế giới. Năm nay, tới dự lễ tưởng niệm ở Hiroshima và Nagasaki có đại diện của hơn 70 quốc gia trên thế giới, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki Moon và lần đầu tiên có Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản.
Việt Ân - Vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất của quân đội Mỹ: Kỳ II: Những viên đạn lạc
Thay vì nổ súng vào các mục tiêu của các phần tử nổi dậy, khủng bố ở Afghanistan, lực lượng Mỹ và NATO (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương) đã nhiều lần nổ súng vào chính người của mình, hoặc vào dân thường Afghanistan.
*** Văn hóa - xã hội
Hoàng Hà - Những mảng tối của “Vương quốc ánh sáng”
Dưới những ánh đèn rực rỡ sắc màu, Las Vegas ở bang Nevada (Mỹ) phủ lên mình tấm áo của một thành phố giàu sang, thịnh vượng. Nhưng có mấy ai hay, đằng sau sự hào nhoáng đó là góc tối của một trong những trung tâm ăn chơi bậc nhất thế giới.
Xuân Quỳnh - Nữ giới khẳng định năng lực trong xã hội hiện đại
Theo quan niệm truyền thống, nhiệm vụ chính của giới nữ là nội trợ. Những đóng góp của họ trong xã hội thường bị xem nhẹ. Trong xã hội hiện đại, nữ giới đã vượt ra khỏi giới hạn của những định kiến, giành được sự bình đẳng trong nhiều lĩnh vực và khẳng định vị thế cũng như khả năng đóng góp to lớn cho xã hội.
*** Văn học - nghệ thuật
Kiều Lan - Yêu cầu hoàn trả các tác phẩm nghệ thuật: Diễn biến mới của câu chuyện cũ
Cùng với số phận của hàng triệu người Do Thái, một trong những bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới của Baron Herzog đã trải qua những biến cố lớn trong chiến tranh và không còn trong tay những người nhà Herzog. Hành trình giành lại quyền sở hữu của những người thừa kế cùng vụ khiếu kiện chưa từng có tiền lệ liên quan khiến số phận của di sản nghệ thuật quý giá này được công chúng đặc biệt quan tâm.
*** Nhân vật với lịch sử
Nguyễn Sơn - Soichiro Honda: Khởi nghiệp từ giấc mơ
Soichiro Honda là một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất của Nhật Bản. Ông là doanh nhân dám gạt bỏ tư duy kinh doanh truyền thống, theo đuổi ước mơ để tạo dựng nên một doanh nghiệp trị giá hàng tỉ USD.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam  (12/08/2010)
Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam  (12/08/2010)
Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tại Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam  (12/08/2010)
Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tại Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam  (12/08/2010)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 814 (8-2010)  (12/08/2010)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên