Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để khai thác và phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang
Lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với doanh nghiệp
Bắc Giang hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp, hằng năm số lượng doanh nghiệp phát triển tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Về tổ chức đảng, toàn tỉnh có trên 170 tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp, với trên 6.000 đảng viên. Hiện nay, ước tính các doanh nghiệp trong tỉnh thu ngân sách nhà nước đạt khoảng trên 40% tổng thu ngân sách của tỉnh; giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho hơn 110 nghìn người lao động. Hằng năm, bình quân doanh thu của các doanh nghiệp của tỉnh đạt 30 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận 500 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 500 tỷ đồng; bình quân lương của lao động trong các doanh nghiệp đạt 4,5 triệu đồng/tháng; các hoạt động nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng, đạt doanh thu 15 tỷ đồng/năm. Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Trong những năm gần đây, Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang đã có nhiều biện pháp đổi mới và tăng cường công tác lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Đảng ủy đã xây dựng và thực hiện Đề án về lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh gắn với 5 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hằng năm, Đảng ủy ban hành Nghị quyết về lãnh đạo nhiệm vụ chính trị trọng tâm; tổ chức cuộc đối thoại của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Những ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh giao các sở, ban, ngành có liên quan giải quyết; và bước đầu đã giải quyết được nhiều vấn đề của doanh nghiệp, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Công tác tuyên truyền, quán triệt nghị quyết được Đảng ủy khối doanh nghiệp chú trọng thực hiện. 100% cán bộ chủ chốt, 98% đảng viên tham gia học Nghị quyết của Đảng; hàng tháng 30-40 nghìn người truy cập Wesite của Đảng uỷ khối. Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh còn phát hành sách ảnh hoạt động hằng năm; xuất bản sách: “Doanh nghiệp Bắc Giang làm theo lời Bác”, “Những tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo Bác”; tổ chức các cuộc thi về xây dựng đảng, cuộc thi xây dựng tác phong công nghiệp trong thanh niên công nhân; tổ chức biểu dương tôn vinh trên 100 tập thể, 500 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Tổ chức đảng trong các doanh nghiệp được củng cố, kiện toàn, tăng từ 55 tổ chức cơ sở đảng (năm 2009) lên 69 tổ chức cơ sở. Các khu công nghiệp của tỉnh có 01 đảng bộ, 4 chi bộ. Công tác xây dựng, phát triển Đảng được quan tâm thực hiện đồng bộ. Trong 5 năm qua đã kết nạp 812 đảng viên mới; đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị cho 60 cán bộ và cử 25 cán bộ chủ chốt doanh nghiệp học cao cấp lý luận chính trị. Số tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh” hằng năm trên 70%, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 80%, danh hiệu doanh nghiệp văn hóa đạt trên 75%. Các tổ chức đoàn thể thuộc Đảng ủy khối là các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của ngành. Đảng ủy đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn, thông tin cho lãnh đạo các doanh nghiệp với báo cáo viên là các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia kinh tế để nâng cao trình độ, nhận thức cũng như cung cấp thông tin cho đội ngũ doanh nhân.
Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp
Thứ nhất, tập trung tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Trước tiên cần tiến hành khảo sát, điều tra, rà soát các nguồn lực, đội ngũ doanh nhân, trí thức, lao động, trong từng loại hình doanh nghiệp ở địa phương, để đánh giá đúng vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trên cơ sở đó chăm lo phát triển nhanh số lượng, nâng cao chất lượng, định hướng cơ cấu hợp lý từng loại hình doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiếp đó, cần tập trung tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng và thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua, nêu gương sáng trong đội ngũ doanh nhân và công nhân lao động tại các doanh nghiệp. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức cách mạng, truyền thống của con người Bắc Giang và truyền thống dân tộc cho người lao động tại các doanh nghiệp, nhất là bồi dưỡng ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần xây dựng quê hương, đất nước, phấn đấu vươn lên, học tập, rèn luyện mọi mặt để đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động. Trong quá trình này, cần coi trọng vai trò, trách nhiệm của các hiệp hội doanh nghiệp, trước hết Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội doanh nghiệp trẻ, Hội nữ doanh nhân,….
Thứ hai, tập trung lãnh đạo các loại hình doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
Phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, đầu tư vốn cho các loại hình doanh nghiệp khác phát triển. Vận động các ngân hàng thương mại công khai, minh bạch thủ tục hành chính cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu vốn kinh doanh và phát triển.
Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông cần tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp trong đấu thầu, chỉ định thầu với giá cả hợp lý, để các doanh nghiệp trong tỉnh đảm nhận công trình, đẩy mạnh thi công, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả các công trình, vì sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của địa phương.
Trong lĩnh vực sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xuất nhập khẩu, hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vốn, vật tư kỹ thuật, giống,… nhằm đảm bảo thương hiệu hàng hóa và hợp đồng, cam kết việc thu, mua nông sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; vận động nông dân sản xuất đảm bảo sản phẩm chất lượng, giữ chữ tín đối với doanh nghiệp.
Phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, nước, bưu chính, viễn thông, xăng dầu bảo đảm nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào cho sản xuất – kinh doanh như điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất, đổi mới công nghệ bảo đảm thông tin liên lạc nhanh, chính xác, kịp thời quảng bá thương hiệu, hàng hóa cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ (May mặc, lương thực, vật tư, kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, giầy da, điện tử…), cần có cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động; xây dựng tác phong công nghiệp trong đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, khắc phục những thói hư, tật tục xấu của người sản xuất nhỏ trong doanh nghiệp.
Phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, trước mắt là các khu công nghiệp đã hoạt động (Đình Trám, Vân Trung, Việt Hàn, Song Khê - Nội Hoàng,…); nắm chắc tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, hiệu quả; khi cần, kiên quyết xử lý, rút giấy phép kinh doanh của những doanh nghiệp không chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ, ứng dụng, đổi mới chuyển giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh cần khuyến khích bằng cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp khai thác thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh theo pháp luật, quản lý tốt việc xuất nhập khẩu và những hoạt động kinh doanh không chân chính, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và chính trị ở địa phương.
Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hệ thống chính trị ở địa phương
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần quan tâm chăm lo phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển ổn định, nhanh, bền vững. Các cấp, các ngành có chức năng, nhiệm vụ được giao, cần tập trung quán triệt, triển khai và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, các nghị quyết, nghị định của Đảng và Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp,…
Chính quyền địa phương các cấp cần chỉ đạo công khai, minh bạch các quy hoạch, dự án lớn, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020; có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đầu tư vốn, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cần công khai, minh bạch các chính sách mới, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, giám sát, các loại thuế, cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiến hành công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn về tình hình doanh nghiệp ở địa phương, nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và các khu, cụm nghiệp, để có giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển từng loại hình doanh nghiệp tại địa phương.
Tuyên truyền, vận động những người quản lý doanh nghiệp nâng cao vai trò, trách nhiệm quản trị doanh nghiệp, tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm; bảo đảm doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đối với Nhà nước, chăm lo việc làm, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ dự nguồn trong các doanh nghiệp nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ công nhân, lao động.
Định kỳ hằng năm, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức lắng nghe ý kiến và giải quyết những nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp. Chú trọng xây dựng, biểu dương, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là biểu dương, khen thưởng, tôn vinh doanh nghiệp có tổ chức đảng, đoàn thể hoạt động vững mạnh. Tăng cường tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo quản lý xuất thân từ giai cấp công nhân; kiện toàn số lượng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở những doanh nghiệp có đủ điều kiện; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng tại doanh nghiệp phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nữ công, các hiệp hội, hội doanh nghiệp của tỉnh và cơ sở.
Thứ tư, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang
Trước hết, trong chỉ đạo, điều hành phải “rõ mục tiêu, nhiệm vụ, thiết thực hiệu quả và phương châm chỉ đạo phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ kiểm tra”. Để thực hiện phương châm này, cần tiếp tục cải cách hành chính theo hướng “2 giảm, 3 tăng”: giảm hội họp, giảm văn bản; tăng cường hướng về cơ sở, tăng cường tính chuyên nghiệp trong công tác đảng và tăng cường kiểm tra, giám sát.
Tiếp đó, lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo phương châm “Ba đồng hành cùng doanh nghiệp”: Đồng hành vận động cán bộ, đảng viên, công nhân lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chăm lo xây dựng doanh nghiệp chuẩn văn hóa, lấy tháng 10 hằng năm là “tháng văn hóa doanh nghiệp”, tháng 01 hằng năm là tháng an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện “tháng doanh nghiệp vì cộng đồng”; Đồng hành bảo đảm việc làm, bảo hiểm xã hội và đời sống cho công nhân lao động.
Coi trọng liên kết, phối hợp hoạt động vì sự phát triển doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng chăm lo phát triển doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong đầu tư, nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...
Tổ chức thường xuyên các phong trào thi đua, xây dựng, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng điển hình tiên tiến. Coi trọng công tác vận động, thuyết phục, nêu gương, xây dựng điển hình tiên tiến, biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu. Nghiêm túc thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các phong trào thi đua: “Lao động, sáng tạo”, “Dân vận khéo”, “ Sản xuất kinh doanh giỏi”, “Tăng năng suất, chất lượng, hiểu quả”; “Xây dựng cơ sở đảng trong sạch vững mạnh”./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đón Tết với tinh thần “đoàn kết, an toàn, vui tươi và tiết kiệm”  (01/02/2016)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bảo đảm an toàn bay tuyệt đối  (01/02/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển