Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khu vực phía Bắc
TCCSĐT - Sáng 20-4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khu vực phía Bắc. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Dự hội nghị có đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, các đồng chí lãnh đạo Tạp chí Cộng sản, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hội nghị này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng xuất phát từ tính chất, vai trò, ý nghĩa quan trọng của Đại hội XI của Đảng và các văn kiện được Đại hội thông qua. Đại hội XI đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, lâu dài đối với sự phát triển của đất nước ta: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Các văn kiện được thông qua tại Đại hội lần này là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 20 năm thực hiện Cương lĩnh, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010) và 5 năm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội (2006 - 2010), là sự kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta; là sự tiếp tục khẳng định, hoàn thiện và phát triển quan điểm, đường lối của Đảng ta theo tư tưởng đổi mới; xác định mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân tộc ta trong giai đoạn phát triển mới đầy triển vọng và không ít thách thức của cách mạng nước ta từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đại hội đã thông qua những quyết sách trên tất cả các lĩnh vực cơ bản và trọng yếu của sự nghiệp phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc những năm tới. Những quyết sách trên giữ vai trò vô cùng quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc trong toàn bộ quá trình triển khai và tổ chức thực hiện trên thực tiễn phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước 5 năm, 10 năm, 20 năm tới.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành cần chủ động quán triệt và triển khai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XI, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn đoàn thể chính trị - xã hội, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện một cách tích cực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị và tạo ra phong trào thi đua trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đã đề ra. Tổng Bí thư cũng lưu ý, trong xây dựng chương trình hành động, cần chú trọng đề ra các biện pháp thiết thực, có lộ trình hợp lý giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, cấp bách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trên cơ sở học tập, thảo luận, nắm vững các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, cần đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; tăng cường phê bình và tự phê bình, phê phán các biểu hiện "tự diễn biến" trong nội bộ Đảng.
Đối với cán bộ chủ chốt các cấp, Tổng Bí thư yêu cầu: cần nghiên cứu sâu các nội dung cơ bản, các điểm mới, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quan điểm, giải pháp; từ đó liên hệ thực tiễn và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế sau khi học tập. Cán bộ, đảng viên cơ sở cần được tổ chức học tập, quán triệt một cách thiết thực, gắn với thực tiễn địa phương, cơ sở để người học nắm vững các luận điểm cơ bản và có khả năng vận dụng vào thực tiễn đời sống, công tác.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương và các tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và các hoạt động thông tin đối ngoại về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI.
Tại hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn và thảo luận về việc triển khai tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng tại địa phương, cơ sở, Đảng bộ.
Sau hội nghị này, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng dành cho các cán bộ chủ chốt và báo cáo viên các tỉnh, thành ủy khu vực phía Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh) và khu vực miền Trung (tại Đà Nẵng).
Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 22-4./.
Chiếc cầu khó bắc qua hố ngăn cách Đông - Tây  (20/04/2011)
Bế mạc Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba  (20/04/2011)
Chủ tịch nước công bố ba Luật và một Nghị quyết  (20/04/2011)
Chủ tịch nước công bố ba Luật và một Nghị quyết  (20/04/2011)
Đài Truyền hình Việt Nam có Tổng Giám đốc mới  (20/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển