Làm sao để các chương trình nông nghiệp vì sự phát triển được thực hiện tốt?
1- Xác định một chương trình nông nghiệp cho phát triển
Các hộ gia đình nông thôn tiến hành hàng loạt các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp cho phép họ tích lũy vốn từ các kỹ năng khác nhau của các thành viên và phân tán rủi ro. Những con đường thoát nghèo có thể thông qua canh tác nông hộ nhỏ, làm thuê ăn lương trong nông nghiệp, thu nhập từ việc làm tự trả lương phi nông nghiệp nông thôn, hoặc kết hợp một số cách trên. Sự khác biệt giới trong việc tiếp cận tài sản và những trở ngại về khả năng cơ động là những nhân tố quan trọng quyết định con đường thoát nghèo.
Tạo dựng nền nông nghiệp hiệu quả hơn để hỗ trợ phát triển bền vững và giảm nghèo bắt đầu từ môi trường chính trị xã hội thuận lợi, công tác quản trị phù hợp và các nền tảng kinh tế vĩ mô hợp lý. Việc này yêu cầu xác định một chương trình nghị sự đối với từng loại quốc gia, dựa trên việc kết hợp bốn mục tiêu chính sách mà xây một hệ thống chính sách và các cấu phần của hệ thống này có quan hệ chặt chẽ với nhau: Mục tiêu 1: Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và xây dựng các chuỗi giá trị hiệu quả. Mục tiêu 2: Tăng cường tính cạnh tranh của các nông hộ nhỏ và xúc tiến việc tham gia thị trường. Mục tiêu 3: Cải thiện sinh kế thông qua canh tác tự túc và việc làm nông thôn ít kỹ năng. Mục tiêu 4: Tăng việc làm trong nông nghiệp và kinh tế phi nông nghiệp nông thôn, tăng cường các kỹ năng.
Để nông nghiệp phục vụ sự phát triển, mỗi quốc gia phải xây dựng một chương trình nghị sự với các đặc điểm sau:
- Xây dựng các điều kiện tiền đề: Nếu không có ổn định xã hội, quản trị hợp lý và các nền tảng vĩ mô phù hợp, sẽ có rất ít hợp phần của chương trình nông nghiệp cho phát triển có thể thực hiện được.
- Toàn diện: Chương trình nghị sự kết hợp bốn mục tiêu trong hệ thống chính sách tùy thuộc vào bối cảnh quốc gia, và cụ thể hóa những chỉ tiêu báo giúp cho việc theo dõi và đánh giá tiến độ đạt được từng mục tiêu chính sách.
- Khác biệt hóa: Các chương trình nghị sự sẽ khác nhau theo từng loại quốc gia. Việc này phản ánh sự khác biệt trong ưu tiên chính sách các điều kiện cơ cấu trong ba thế giới nông nghiệp. Các chương trình nghị sự phải được biến hóa hơn nữa theo đặc thù quốc gia thông qua các chiến lược nông nghiệp quốc gia với sự tham gia của nhiều bên liên quan.
- Bền vững: Các chương trình nghị sự phải bền vững về mặt môi trường để giảm các tác hại đến môi trường của nông nghiệp cũng như duy trì tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai.
- Khả thi: Để được thực hiện và có tác động quan trọng, các chính sách và chương trình phải đáp ứng những điều kiện về tính khả thi chính trị, năng lực hành chính và mức độ đáp ứng về mặt tài chính.
2- Các quốc gia đang chuyển đổi: giảm chênh lệch thu nhập nông thôn - thành thị và giảm nghèo nông thôn
Tại các nước đang chuyển đổi, với 600 triệu người nghèo và 2,2 tỉ cư dân nông thôn, các ngành phi nông nghiệp đã có sự tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Trọng tâm chính của nông nghiệp cho phát triển là thu hẹp chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn và giảm nghèo nông thôn trong khi tránh cái bẫy của trợ cấp và bảo hộ những thách thức không được đề cập đúng mức. Với sự quan tâm chính trị ngày càng tăng về cách biệt thu nhập đang lớn dần, áp lực về việc sử dụng sức mạnh nông nghiệp cho phát triển ngày càng tăng.
Tại những nước này, nông nghiệp chủ yếu nằm trong tay các nông hộ nhỏ. Áp lực dân số ngày càng tăng đồng nghĩa với việc diện tích canh tác giảm đến mức quá nhỏ để tồn tại nếu không có cơ hội thu nhập phi nông nghiệp. Cạnh tranh để tiếp cận với nguồn nước cũng là vấn đề khẩn cấp với nhu cầu đô thị hóa ngày càng tăng và việc chất lượng nguồn nước kém đi. Khi thu nhập phi nông nghiệp tăng, áp lực giải quyết sự chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn thông qua trợ cấp sẽ cạnh tranh để có nguồn vốn tài chính, với chi phí cơ hội cao của hàng hóa công cộng và nhu cầu cơ bản của nông thôn. Mặt khác, giải quyết sự chênh lệch thông qua bảo hộ nhập khẩu sẽ tăng chi phí lương thực đối với số đông những người nghèo mua lương thực ròng.
Để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nông thôn, một mục tiêu chính sách bổ sung và xúc tiến khu vực phi nông nghiệp năng động tại các thị trấn kết nối giữa kinh tế nông thôn và thành thị. Trung Quốc đã mạng được công nghiệp về các thị trấn thứ cấp nông thôn, đa dạng hóa các nguồn thu nhập nông thôn. Đây là một hướng tiếp cận có thể áp dụng ở những quốc gia đang chuyển đổi khác. Tại tất cả các quốc gia này, việc chuyển lao động sang các ngành kinh tế năng động phải được xúc tiến thông qua đầu tư mạnh vào kỹ năng cho thế hệ hiện tại và thế hệ tiếp theo. Những thay đổi mang tính động lực tới việc tái cơ cấu này phải được đảm bảo thông qua các chương trình mạng lưới an sinh hiệu quả, cho phép các hộ gia đình đánh giá rủi ro trước khi đi đến lựa chọn. Giải quyết thành công vấn đề chênh lệch thu nhập tại những nước đang chuyển đổi có thể tạo nên thành tích giảm nghèo to lớn.
3- Thực hiện chương trình nông nghiệp cho phát triển
Chương trình nông nghiệp cho phát triển có hai thách thức trong việc thực hiện. Một là, quản lý đối với các chính sách nông nghiệp để vượt qua những lệch lạc chính sách, thiếu đầu tư và đầu tư không đúng chỗ. Thứ hai, tăng cường công tác quản trị đối với việc thực hiện các chính sách nông nghiệp, đặc biệt là tại các nước nông nghiệp và chuyển đổi có mức tiêu chí về quản trị thấp.
Sự quan tâm không đầy đủ về thể chế chính sách và những thách thức về quản trị là lý do chính khiến một số kiến nghị chính về nông nghiệp đã không được thực hiện đầy đủ, đặc biệt về tự do hóa thương mại, tăng cường đầu tư và nghiên cứu phát triển, cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế tốt hơn cho cộng đồng nông thôn.
Tương lai đối với một nền nông nghiệp cho phát triển
Ngày nay triển vọng dường như tươi sáng hơn so với trước đây. Những thiên hướng lệch lạc phản nông nghiệp trong các chính sách kinh tế vĩ mô đã giảm do những cải cách kinh tế rộng hơn. Nông nghiệp có khả năng được lợi từ việc cải cách quản trị chung hiện đang có vị thế cao trong chương trình nghị sự như phân cấp, và cải cách quản lý khu vực công. Nhưng những cải cách cụ thể để sử dụng nông nghiệp cho phát triển vẫn chưa được thực hiện rộng rãi.
Tăng cường năng lực của nhà nước và các vai trò mới trong việc điều phối liên ngành và cùng khu vực tư nhân, xã hội dân sự thực hiện khẩn trương các chương trình nghị sự nông nghiệp cho phát triển. Tại hầu hết các quốc gia, các bộ nông nghiệp hiện đang cần cải cách hơn nữa để xác định lại vai trò của họ và phát triển những năng lực mới. Những mô hình mới đang nổi lên trong việc hợp đồng các dịch vụ tư vấn nông nghiệp, cho phép các tổ chức người sản xuất có tiếng nói trong quá trình xét trao hợp đồng.
Phát triển định hướng cộng đồng có thể tận dụng tiềm năng của các cộng đồng nông thôn - kiến thức, tính sáng tạo và vốn xã hội của họ. Phân cấp và phát triển định hướng cộng đồng đặc biệt đóng góp cho chương trình nông nghiệp vì phát triển theo cách có trình tự, tập trung vào các dịch vụ cơ bản và hàng hóa công cộng trước và tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập khi mà các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng. Phát triển theo lãnh thổ có thể giúp quản lý các dự án kinh tế với quy mô lớn hơn là cách tiếp cận phát triển định hướng cộng đồng.
Với các trọng tâm ngành hẹp, các thể chế toàn cầu được xây dựng để hỗ trợ nông nghiệp vào thế kỷ XX, dù có nhiều thành tựu, nhưng không được chuẩn bị phù hợp để giải quyết các chương trình nghị sự đan ngành và tính tương hỗ ngày nay. Cải cách và đổi mới thể chế là cần thiết để xúc tiến sự phối hợp giữa các cơ quan quốc tế và với những bên tham gia mới trên vũ đài toàn cầu, bao gồm cả xã hội dân sự, các khu vực doanh nghiệp và các tổ chức từ thiện.
Thực hiện chương trình nghị sự toàn cầu đòi hỏi sự kết hợp giữa các trật tự và tổ chức thể chế. Những tổ chức chuyên môn như Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, Tổ chức Nông Lương Thế giới của Liên hiệp quốc và Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế có thể hỗ trợ và đưa ra cam kết dài hạn thông qua cải thiện hiệu quả và phối hợp giữa các tổ chức. Các mạng lưới liên ngành, đặc thù theo từng vấn đề có thể ứng phó nhanh với những sự cố như kiểm soát cúm gia cầm và nắm bắt các cơ hội như củng cố vi chất sinh học thông qua các loài cây trồng được tăng cường dinh dưỡng. Trong trường hợp khác, việc đưa những ưu tiên toàn cầu như thích ứng với thay đổi khí hậu vào hỗ trợ của nhà tài trợ cho nông nghiệp có thể là hiệu quả nhất. Thực hiện theo chương trình nghị sự quốc tế là một vấn đề không chỉ là lợi ích riêng có ý nghĩa toàn cầu, mà còn liên quan tới sự bình đẳng, công lý giữa thế giới phát triển và đang phát triển và giữa thế hệ hiện tại tương lai./.
Khai mạc Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X)  (09/07/2008)
Nhìn lại 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn  (09/07/2008)
Nhìn lại 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn  (09/07/2008)
Tổng thống Bra-xin thăm chính thức Việt Nam  (09/07/2008)
Chuẩn bị đợt hai kỳ thi tuyển sinh đại học  (08/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên