Tỉnh Vĩnh Phúc: 7 tháng 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 17%
TCCS - Nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt mức tăng 17,01% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 7, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành, đặc biệt là các tỉnh phía Nam và thành phố Hà Nội. Cùng với sự chủ động, quyết liệt của tỉnh ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, các doanh nghiệp vừa tổ chức sản xuất vừa nắm bắt tình hình dịch bệnh để kịp thời có biện pháp ứng phó, đồng thời, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, thị trường tiêu thụ trầm lắng hơn so với tháng trước, chuỗi cung ứng gặp khó khăn nên phải cắt giảm sản lượng sản xuất, trong đó có ngành sản xuất linh kiện điện tử và ngành sản xuất ô tô.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 ước giảm 0,37% so với tháng trước và giảm 6,75% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 2 trong năm, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn ghi nhận mức sụt giảm so với cùng kỳ, một phần nguyên nhân do tháng 7 năm trước, kinh tế của tỉnh ghi nhận sự phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp sau thời gian suy giảm do bùng phát dịch bệnh COVID-19. Tháng 7 năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xác định tâm thế “vừa sản xuất vừa chống dịch”, nhưng thực tế nhu cầu thị trường trong và ngoài nước vẫn bị hạn chế do đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tính chung 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp vẫn tăng 17%, so với cùng kỳ năm 2020. Trong các ngành công nghiệp cấp II, có 18/24 ngành có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành. Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh có mức tăng khá như ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 20%, sản xuất xe có động cơ tăng 41%./.
Hà Nội kiên quyết không lãng phí “thời gian vàng” giãn cách xã hội để đẩy lùi và chiến thắng đại dịch COVID-19  (31/07/2021)
VietinBank tích cực hỗ trợ khách hàng, kinh doanh đạt kết quả tốt  (31/07/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chuyến công tác tại vùng tâm dịch miền Nam  (31/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển