Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (Từ ngày 04 đến 10-6-2018)
22:23, ngày 15-06-2018
TCCSĐT - Để triển khai tốt Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13-3-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai giảm tối đa thời gian thực hiện nhưng vẫn bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng công tác cấp phép trên địa bàn.
Ngành thuế yêu cầu tập trung thanh kiểm tra kinh doanh qua mạng
Một trong những vấn đề được lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế địa phương là tập trung triển khai thanh tra, kiểm tra với một số ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng.Đây là nội dung văn bản vừa được lãnh đạo Tổng cục Thuế gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, cơ quan này đã trước đó đã có quyết định phê duyệt kế hoạch thanh kiểm tra năm nay với tỷ lệ tối thiểu là 18,5% số doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, kết quả 5 tháng đầu năm cho thấy, một số nơi có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra thấp như: Điện Biên, Bắc Giang, Đồng Tháp, Hà Giang,…
Ngoài ra, tỷ lệ số thu bình quân trên một cuộc kiểm tra một số nơi vẫn thấp, giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Hà Giang, Đồng Tháp, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Trị, Trà Vinh,… Tương tự, tỷ lệ số thu bình quân trên một cuộc kiểm tra cũng giảm so với cùng thời gian năm trước như tại: Bình Thuận, Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum, Lai Châu,…
Từ đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lường các cục thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, một trong những đề nghị của Tổng cục Thuế là tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp kết hợp với kiểm tra việc sử dụng hóa đơn.
Ngành thuế yêu cầu các đơn vị địa phương phối hợp với các cơ quan ban, ngành để phát hiện kịp thời các doanh nghiệp rủi ro cao về chuyển giá, chuyển lợi nhuận, tránh thuế để tập trung thanh kiểm tra.
Đáng chú ý, lãnh đạo ngành thuế cũng lưu ý các nơi tập trung triển khai thanh kiểm tra doanh nghiệp rủi ro cao về thuế hay một số ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng,…
Chính phủ trình Quốc hội lùi thông qua dự luật về Đặc khu
Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn.
Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Tại kỳ họp này, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và cấp “sổ đỏ” ở Thủ đô
Để triển khai tốt Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13-3-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai giảm tối đa thời gian thực hiện nhưng vẫn bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng công tác cấp phép trên địa bàn.
Đối với các đơn vị thực hiện thủ tục kết nối cấp điện, cấp nước, thoát nước, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội khẩn trương nghiên cứu rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục.
Cụ thể, thời gian thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy giảm từ 30 ngày xuống còn tối đa 20 ngày. Thời gian góp ý đối với đồ án thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng giảm từ 10 ngày xuống còn 5 ngày. Thời gian kết nối cấp điện giảm từ 14 ngày xuống còn tối đa không quá 7 ngày.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội và các công ty kinh doanh nước sạch cũng phải nhanh chóng nghiên cứu, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đấu nối cấp và thoát nước từ 14 ngày xuống còn tối đa không quá 7 ngày.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ và phân cấp rà soát, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục có liên quan đến cấp phép xây dựng trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng Hà Nội là cơ quan đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị nêu trên của các sở, ngành và đơn vị.
Dự thảo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố báo cáo kết quả triển khai Chỉ thị định kỳ trước ngày 15 của tháng cuối quý và trước ngày 15-12, gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Đồng thời, rà soát, thống nhất đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, bảo đảm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 20-6-2018.
Ngoài ra, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất liên thông một số thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế liên thông nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, nâng cao chất lượng cấp phép xây dựng.
Cùng đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khẩn trương nghiên cứu, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất từ 30 ngày xuống còn tối đa 20 ngày.
Mặt khác, nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo chỉ đạo của thành phố, các đơn vị liên quan phải báo cáo tình hình thực hiện về Sở Xây dựng Hà Nội trước ngày 15-6.
EU áp thuế bổ sung 3,3 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu Mỹ từ tháng 7
Ngày 06-6, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo Liên minh châu Âu (EU) từ tháng Bảy tới sẽ bắt đầu đánh thuế bổ sung đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế suất mới nhằm vào nhôm, thép nhập khẩu từ EU.
Các nước thành viên EU đã ủng hộ kế hoạch của EC, theo đó đề ra mức thuế đối với hàng xuất khẩu Mỹ trị giá 2,8 tỷ euro (khoảng 3,3 tỷ USD).
Phát biểu tại cuộc họp báo, Ủy viên EC Maros Sefcovic cho biết EC dự kiến sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan trước cuối tháng Sáu với sự phối hợp của các nước thành viên để có thể áp mức thuế mới bắt đầu từ tháng Bảy.
Trước đó, ngày 31-5, Mỹ tuyên bố chính thức áp mức thuế mới, 10% với nhôm nhập khẩu và 25% với thép nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico sau hai tháng tạm miễn.
Ngay sau thông báo của Mỹ, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker tuyên bố quyết định của Washington là không thể chấp nhận và EU sẽ áp đặt các biện pháp trả đũa.
Giới chuyên gia lo ngại động thái của Washington sẽ đẩy cao nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác.
Thái Lan đề xuất lập Quỹ Mekong phát triển hạ tầng khu vực
Ngày 04-6, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết Bangkok muốn chủ trì việc thành lập một quỹ khu vực Mekong với các nước láng giềng Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam để cấp vốn cho các dự án xây dựng hạ tầng và phát triển khác, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của “các quốc gia bên ngoài".
Theo ông Arthayudh Srisamoot, Phó Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ đưa ra đề xuất này cho các lãnh đạo 5 nước nói trên tại hội nghị cấo cao lần thứ 8 của Chiến lược hợp tác kinh tế khu vực Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) diễn ra tại Thái Lan vào ngày 16-6 tới.
Ông Arthayudh cho biết quỹ khu vực Mekong sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019 và Thái Lan sẽ đóng góp một khoản tiền ban đầu lớn cho quỹ này. Quỹ cũng sẽ huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu cho các dự án do ACMECS khởi xướng chẳng hạn sản xuất điện.
Các tổ chức tài chính và các nước bên ngoài khung hợp tác ACMECS cũng có thể đóng góp cho quỹ. Mặc dù các chi tiết vẫn chưa được thảo luận nhưng các nước thành viên của quỹ khu vực Mekong sẽ nắm quyền kiểm soát quỹ này bằng cách thành lập một ủy ban quản lý chung./.
Một trong những vấn đề được lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế địa phương là tập trung triển khai thanh tra, kiểm tra với một số ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng.Đây là nội dung văn bản vừa được lãnh đạo Tổng cục Thuế gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, cơ quan này đã trước đó đã có quyết định phê duyệt kế hoạch thanh kiểm tra năm nay với tỷ lệ tối thiểu là 18,5% số doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, kết quả 5 tháng đầu năm cho thấy, một số nơi có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra thấp như: Điện Biên, Bắc Giang, Đồng Tháp, Hà Giang,…
Ngoài ra, tỷ lệ số thu bình quân trên một cuộc kiểm tra một số nơi vẫn thấp, giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Hà Giang, Đồng Tháp, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Trị, Trà Vinh,… Tương tự, tỷ lệ số thu bình quân trên một cuộc kiểm tra cũng giảm so với cùng thời gian năm trước như tại: Bình Thuận, Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum, Lai Châu,…
Từ đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lường các cục thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, một trong những đề nghị của Tổng cục Thuế là tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp kết hợp với kiểm tra việc sử dụng hóa đơn.
Ngành thuế yêu cầu các đơn vị địa phương phối hợp với các cơ quan ban, ngành để phát hiện kịp thời các doanh nghiệp rủi ro cao về chuyển giá, chuyển lợi nhuận, tránh thuế để tập trung thanh kiểm tra.
Đáng chú ý, lãnh đạo ngành thuế cũng lưu ý các nơi tập trung triển khai thanh kiểm tra doanh nghiệp rủi ro cao về thuế hay một số ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng,…
Chính phủ trình Quốc hội lùi thông qua dự luật về Đặc khu
Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn.
Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Tại kỳ họp này, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và cấp “sổ đỏ” ở Thủ đô
Để triển khai tốt Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13-3-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai giảm tối đa thời gian thực hiện nhưng vẫn bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng công tác cấp phép trên địa bàn.
Đối với các đơn vị thực hiện thủ tục kết nối cấp điện, cấp nước, thoát nước, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội khẩn trương nghiên cứu rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục.
Cụ thể, thời gian thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy giảm từ 30 ngày xuống còn tối đa 20 ngày. Thời gian góp ý đối với đồ án thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng giảm từ 10 ngày xuống còn 5 ngày. Thời gian kết nối cấp điện giảm từ 14 ngày xuống còn tối đa không quá 7 ngày.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội và các công ty kinh doanh nước sạch cũng phải nhanh chóng nghiên cứu, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đấu nối cấp và thoát nước từ 14 ngày xuống còn tối đa không quá 7 ngày.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ và phân cấp rà soát, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục có liên quan đến cấp phép xây dựng trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng Hà Nội là cơ quan đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị nêu trên của các sở, ngành và đơn vị.
Dự thảo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố báo cáo kết quả triển khai Chỉ thị định kỳ trước ngày 15 của tháng cuối quý và trước ngày 15-12, gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Đồng thời, rà soát, thống nhất đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, bảo đảm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 20-6-2018.
Ngoài ra, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất liên thông một số thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế liên thông nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, nâng cao chất lượng cấp phép xây dựng.
Cùng đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khẩn trương nghiên cứu, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất từ 30 ngày xuống còn tối đa 20 ngày.
Mặt khác, nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo chỉ đạo của thành phố, các đơn vị liên quan phải báo cáo tình hình thực hiện về Sở Xây dựng Hà Nội trước ngày 15-6.
EU áp thuế bổ sung 3,3 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu Mỹ từ tháng 7
Ngày 06-6, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo Liên minh châu Âu (EU) từ tháng Bảy tới sẽ bắt đầu đánh thuế bổ sung đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế suất mới nhằm vào nhôm, thép nhập khẩu từ EU.
Các nước thành viên EU đã ủng hộ kế hoạch của EC, theo đó đề ra mức thuế đối với hàng xuất khẩu Mỹ trị giá 2,8 tỷ euro (khoảng 3,3 tỷ USD).
Phát biểu tại cuộc họp báo, Ủy viên EC Maros Sefcovic cho biết EC dự kiến sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan trước cuối tháng Sáu với sự phối hợp của các nước thành viên để có thể áp mức thuế mới bắt đầu từ tháng Bảy.
Trước đó, ngày 31-5, Mỹ tuyên bố chính thức áp mức thuế mới, 10% với nhôm nhập khẩu và 25% với thép nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico sau hai tháng tạm miễn.
Ngay sau thông báo của Mỹ, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker tuyên bố quyết định của Washington là không thể chấp nhận và EU sẽ áp đặt các biện pháp trả đũa.
Giới chuyên gia lo ngại động thái của Washington sẽ đẩy cao nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác.
Thái Lan đề xuất lập Quỹ Mekong phát triển hạ tầng khu vực
Ngày 04-6, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết Bangkok muốn chủ trì việc thành lập một quỹ khu vực Mekong với các nước láng giềng Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam để cấp vốn cho các dự án xây dựng hạ tầng và phát triển khác, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của “các quốc gia bên ngoài".
Theo ông Arthayudh Srisamoot, Phó Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ đưa ra đề xuất này cho các lãnh đạo 5 nước nói trên tại hội nghị cấo cao lần thứ 8 của Chiến lược hợp tác kinh tế khu vực Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) diễn ra tại Thái Lan vào ngày 16-6 tới.
Ông Arthayudh cho biết quỹ khu vực Mekong sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019 và Thái Lan sẽ đóng góp một khoản tiền ban đầu lớn cho quỹ này. Quỹ cũng sẽ huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu cho các dự án do ACMECS khởi xướng chẳng hạn sản xuất điện.
Các tổ chức tài chính và các nước bên ngoài khung hợp tác ACMECS cũng có thể đóng góp cho quỹ. Mặc dù các chi tiết vẫn chưa được thảo luận nhưng các nước thành viên của quỹ khu vực Mekong sẽ nắm quyền kiểm soát quỹ này bằng cách thành lập một ủy ban quản lý chung./.
Kỳ họp thứ năm Quốc hội Khóa XIV bế mạc sau 21 ngày làm việc  (15/06/2018)
Toàn văn Bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV  (15/06/2018)
Học thuyết về con người, giải phóng và phát triển con người - một giá trị làm nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác  (15/06/2018)
Hội thảo khoa học “Cơ sơ lý luận và thực tiễn nghiên cứu vấn đề an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay”  (15/06/2018)
Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm và có nhiều đóng góp quan trọng trong ACMECS  (14/06/2018)
Việt Nam cam kết tôn trọng và thực thi đầy đủ Công ước Luật Biển  (14/06/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên