Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-12-2017)
14:14, ngày 11-12-2017
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
WB hỗ trợ Việt Nam giải quyết thách thức đô thị hóa nhanh
Ngày 09-12, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững Laura Tuck tái khẳng định cam kết của Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu.
Bà Laura Tuck, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững cho biết: "Sự chuyển đổi mạnh mẽ của Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thành một nước thu nhập trung bình trong vòng ba thập kỷ, là cảm hứng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ngân hàng Thế giới mong muốn được tiếp tục duy trì mỗi quan hệ mật thiết với Việt Nam để bảo đảm tăng trưởng toàn diện, bền vững và có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu".
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Laura Tuck chứng kiến những biến chuyển do các dự án được Ngân hàng Thế giới tài trợ đem lại như Dự án khôi phục kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Bà Laura Tuck khuyến khích chính quyền Thành phố tập trung vào quản lý đất, quản lý đầu tư và quản lý tài chính cho phát triển. Bà Laura Tuck khẳng định, mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, đa ngành và đa lĩnh vực với Thành phố là một trụ cột trong chiến lược hợp tác đô thị hóa của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam.
Đến thăm tỉnh Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long, bà Laura Tuck trực tiếp chứng kiến những tác động của khí hậu tới đời sống, sinh kế và tài sản của các cộng đồng tại khu vực này. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư ngụ của 17 triệu dân và cung cấp khoảng một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam. Đây cũng là khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến khí hậu như xói lở ven bờ và xâm nhập mặn.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững nhấn mạnh các cơ quan chính phủ và cộng đồng có thể quyết định tương lai của đồng bằng sông Cửu Long thông qua các lựa chọn xác đáng với đầy đủ thông tin về cách bảo vệ đồng bằng, cụ thể như khi nào cần nhường chỗ cho sông nước, chỗ nào cần để nhập mặn và khi nào cần điều chỉnh sinh kế cộng đồng để phù hợp với điều kiện thiên nhiên thay đổi. Ngân hàng Thế giới đang giúp xác định và ưu tiên hóa đầu tư về thích ứng với biến đổi khí hậu, hỗ trợ tài chính để chuẩn bị một Quy hoạch tổng hợp vùng có sự tham gia của các ngành và các tỉnh.
Trong buổi họp với lãnh đạo thành phố Cần Thơ, bà Tuck thảo luận vai trò của thành phố trong sự chuyển đổi của đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực với tỷ lệ dân cư tập trung cao và tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng chống chịu ở đô thị.
Bà Laura Tuck đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới về Phát triển bền vững từ ngày 01-7-2015. Ở cương vị này, bà Laura Tuck quản lý các Nhóm công tác toàn cầu liên quan đến phát triển bền vững. Đây là nơi tập hợp các kinh nghiệm tốt nhất từ toàn bộ Nhóm Ngân hàng Thế giới và các đối tác để có thể giải quyết các thách thức khó khăn nhất gặp phải trong phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018
Thủ tướng Chính phủ vừa giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các nhiệm vụ thu, chi sau: thu phí, lệ phí thuộc phạm vi ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
Các nhiệm vụ thu chi còn có: chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chi tiết theo lĩnh vực, dự án của từng chương trình cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...
Trong giai đoạn 2018 - 2020, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện điều tiết 100% số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách Trung ương; giữ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu trong nước và nhập khẩu như đối với năm 2017; thu vào ngân sách nhà nước 72% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà, lợi nhuận được chia từ Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2018; số tiền còn lại (28%) đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2018, thực hiện điều tiết tiền thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17-7-2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo như phân cấp quy định tại Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28-11-2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế, quyết định việc tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; bảo đảm vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định hiện hành để thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý, các dự án do Trung ương hỗ trợ trên địa bàn (nếu có).
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2018, tiếp tục sử dụng nguồn thu xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó, các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động xổ số kiến thiết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế.
Các địa phương bố trí tối thiểu 10% dự toán thu để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sau khi bố trí vốn bảo đảm hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
Đồng thời, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm bố trí kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa phương cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2018...
Từ ngày 01-7-2018, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, chủ động bố trí các nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định để đảm bảo dành nguồn tự cân đối thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đến mức 1,3 triệu đồng/tháng từ ngày 01-01-2018 đến ngày 30-6-2018 và mức 1,39 triệu đồng/tháng từ ngày 01-7-2018.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2018 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 còn dư chuyển sang (nếu có)...
Hàng loạt dự án BOT giao thông vào tầm ngắm Kiểm toán Nhà nước
Dự án cầu Việt Trì - Ba Vì; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí hay hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1 là một vài cái tên được nhắc tới trong kế hoạch kiểm toán năm 2018.
Theo quyết định kế hoạch kiểm toán năm 2018 vừa được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc ký ban hành, không ít dự án BOT xuất hiện trong mục kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư.
Có thể kể tới một số cái tên như: Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.
Ngoài ra, một số dự án BOT khác cũng trong tầm ngắm là: Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Km368+400 (Nghi Sơn) - Km402+330 (Cầu Giát), tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao khác mức tại điểm giao cắt Quốc lộ 48 với Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam; Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh.
Cũng trong mục kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư, danh sách của ngành kiểm toán có nói tới nhiều công trình lớn như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên; Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4; Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông,..
Ở hướng khác, danh sách kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước năm năm 2017 có nhắc tới 33 tập đoàn, tổng công ty. Những ông lớn có thể kể tới trong danh sách trên là: Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,… Kế hoạch của ngành kiểm toán cũng nhắc tới một số ngân hàng là: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
Riêng với kiểm toán chuyên đề, Kiểm toán Nhà nước lên kế hoạch sẽ kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí đề án 165, giai đoạn từ 01-01-2016 đến 31-12-2017.
Các bộ trưởng tài chính EU chốt danh sách 17 "thiên đường thuế"
Sau 10 tháng đàm phán căng thẳng, ngày 05-12, các bộ trưởng tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một "danh sách đen" gồm 17 nước và vùng lãnh thổ ngoài EU bị cho là các "thiên đường thuế".
Theo hãng tin Reuters, danh sách này gồm vùng lãnh thổ Samoa và Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, Bahrain, Barbados, Grenada, Hàn Quốc, Macau (Trung Quốc), Cộng hòa Quần đảo Marshall, Mông Cổ, Namibia, Palau, Panama, Saint Lucia, Samoa, Trinidad & Tobago, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết các nước và vùng lãnh thổ bị nêu tên trong "danh sách đen" có thể sẽ không được nhận tài trợ của EU.
Các biện pháp trừng phạt khác sẽ được công bố trong vài tuần tới. Ngoài ra, EU cũng đã lập một danh sách gồm 47 nước và thực thể bị coi là không đáp ứng các tiêu chuẩn về thuế của EU nhưng cam kết sẽ thay đổi.
Danh sách 17 "thiên đường thuế" là nỗ lực mới nhất của quốc tế nhằm giảm tình trạng trốn thuế - đang ngày càng bị coi là một vấn đề đạo đức - sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) biên soạn một danh sách gồm "các thiên đường thuế bất hợp tác".
Ý tưởng lập một danh sách chung của EU về các "thiên đường thuế" được khởi xướng từ tháng 4-2016, sau vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama," trong đó Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) phanh phui một hệ thống trốn thuế quy mô toàn thế giới. Trong một năm qua, EU đã thảo luận rất nhiều nhưng vẫn chưa nhất trí được "danh sách đen".
Các nước nhỏ và áp thuế thấp trong EU như Ireland, Malta và Luxembourg lo ngại danh sách này sẽ khiến các công ty đa quốc gia hoảng sợ. Anh cũng đặc biệt phản đối việc lập danh sách này do lo ngại các vùng lãnh thổ hải ngoại như Jersey và quần đảo Virgin có thể bị nêu tên.
Hiện các nước EU vẫn chia rẽ về việc có nên áp trừng phạt tài chính đối với các nước nằm trong danh sách, hay danh sách này sẽ mang tính chỉ trích đơn thuần. Một số nước, trong đó có Pháp, ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với các "thiên đường thuế" bị liệt vào danh sách. Các biện pháp đó có thể là không cho nước trong danh sách nhận tài trợ của EU và Ngân hàng Thế giới (WB). Nhiều nước khác tỏ ý không muốn áp trừng phạt chung, mà cho rằng tốt hơn hết nên để các thành viên EU trừng phạt đơn phương.
Danh sách "thiên đường thuế" hiện tại của OECD chỉ có một nước là Trinidad & Tobago. Trong khi đó, EU ban đầu nhắm tới tổng cộng 92 quốc gia và thực thể, gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, các nước bị nêu tên cũng có cơ hội để được loại khỏi danh sách nếu đưa ra một cam kết chính trị và kế hoạch chi tiết để tuân thủ các quy định.
Trung Quốc tiến hành tổng điều tra kinh tế toàn quốc lần thứ tư
Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc ngày 08-12 đã ban hành “Thông báo về việc triển khai tổng điều tra kinh tế toàn quốc.” Mục đích của cuộc điều tra là để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng của nền kinh tế, từ đó tạo cơ sở thuận lợi cho công tác hoạch định các chính sách kinh tế.
Thông báo của Chính phủ Trung Quốc cho biết đối tượng của cuộc tổng điều tra sẽ là tất cả các doanh nghiệp, chi nhánh độc lập của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể thuộc khu vực thứ hai và thứ ba của nền kinh tế đang hoạt động ở trong nước.
Nội dung chính của cuộc điều tra sẽ là tình hình cơ bản, cơ cấu tổ chức, tiền lương nhân viên, năng lực sản xuất, tình hình tài chính, tình hình sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ năng lượng, công tác số hóa, giao dịch thương mại điện tử, hoạt động nghiên cứu và phát triển của các đối tượng thuộc diện điều tra.
Thông báo nhấn mạnh đây là cuộc điều tra hết sức quan trọng về tình hình và sức mạnh của đất nước, vì vậy Chính phủ Trung Quốc sẽ thành lập một tiểu tổ lãnh đạo chịu trách nhiệm tổ chức tổng điều tra, đồng thời triển khai nghiên cứu và thực thi các quyết sách đối với những vấn đề quan trọng của cuộc tổng điều tra.
Chính quyền Trung ương và chính quyền các địa phương sẽ chia sẻ các khoản kinh phí phục vụ cuộc tổng điều tra. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các cá nhân và tổ chức liên quan đến cuộc điều tra không được phép báo cáo không đúng sự thật, che dấu hoặc từ chối báo cáo, thay đổi dữ liệu, giả mạo kết quả điều tra và can thiệp vào quá trình điều tra. Theo kế hoạch, cuộc tổng điều tra nói trên sẽ được tiến hành trong năm 2018./.
Ngày 09-12, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững Laura Tuck tái khẳng định cam kết của Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu.
Bà Laura Tuck, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững cho biết: "Sự chuyển đổi mạnh mẽ của Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thành một nước thu nhập trung bình trong vòng ba thập kỷ, là cảm hứng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ngân hàng Thế giới mong muốn được tiếp tục duy trì mỗi quan hệ mật thiết với Việt Nam để bảo đảm tăng trưởng toàn diện, bền vững và có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu".
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Laura Tuck chứng kiến những biến chuyển do các dự án được Ngân hàng Thế giới tài trợ đem lại như Dự án khôi phục kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Bà Laura Tuck khuyến khích chính quyền Thành phố tập trung vào quản lý đất, quản lý đầu tư và quản lý tài chính cho phát triển. Bà Laura Tuck khẳng định, mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, đa ngành và đa lĩnh vực với Thành phố là một trụ cột trong chiến lược hợp tác đô thị hóa của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam.
Đến thăm tỉnh Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long, bà Laura Tuck trực tiếp chứng kiến những tác động của khí hậu tới đời sống, sinh kế và tài sản của các cộng đồng tại khu vực này. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư ngụ của 17 triệu dân và cung cấp khoảng một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam. Đây cũng là khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến khí hậu như xói lở ven bờ và xâm nhập mặn.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về Phát triển bền vững nhấn mạnh các cơ quan chính phủ và cộng đồng có thể quyết định tương lai của đồng bằng sông Cửu Long thông qua các lựa chọn xác đáng với đầy đủ thông tin về cách bảo vệ đồng bằng, cụ thể như khi nào cần nhường chỗ cho sông nước, chỗ nào cần để nhập mặn và khi nào cần điều chỉnh sinh kế cộng đồng để phù hợp với điều kiện thiên nhiên thay đổi. Ngân hàng Thế giới đang giúp xác định và ưu tiên hóa đầu tư về thích ứng với biến đổi khí hậu, hỗ trợ tài chính để chuẩn bị một Quy hoạch tổng hợp vùng có sự tham gia của các ngành và các tỉnh.
Trong buổi họp với lãnh đạo thành phố Cần Thơ, bà Tuck thảo luận vai trò của thành phố trong sự chuyển đổi của đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực với tỷ lệ dân cư tập trung cao và tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng chống chịu ở đô thị.
Bà Laura Tuck đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới về Phát triển bền vững từ ngày 01-7-2015. Ở cương vị này, bà Laura Tuck quản lý các Nhóm công tác toàn cầu liên quan đến phát triển bền vững. Đây là nơi tập hợp các kinh nghiệm tốt nhất từ toàn bộ Nhóm Ngân hàng Thế giới và các đối tác để có thể giải quyết các thách thức khó khăn nhất gặp phải trong phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018
Thủ tướng Chính phủ vừa giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các nhiệm vụ thu, chi sau: thu phí, lệ phí thuộc phạm vi ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
Các nhiệm vụ thu chi còn có: chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chi tiết theo lĩnh vực, dự án của từng chương trình cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...
Trong giai đoạn 2018 - 2020, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện điều tiết 100% số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách Trung ương; giữ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu trong nước và nhập khẩu như đối với năm 2017; thu vào ngân sách nhà nước 72% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà, lợi nhuận được chia từ Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2018; số tiền còn lại (28%) đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2018, thực hiện điều tiết tiền thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17-7-2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo như phân cấp quy định tại Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28-11-2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế, quyết định việc tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; bảo đảm vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định hiện hành để thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý, các dự án do Trung ương hỗ trợ trên địa bàn (nếu có).
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2018, tiếp tục sử dụng nguồn thu xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó, các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động xổ số kiến thiết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế.
Các địa phương bố trí tối thiểu 10% dự toán thu để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sau khi bố trí vốn bảo đảm hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
Đồng thời, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm bố trí kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa phương cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2018...
Từ ngày 01-7-2018, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, chủ động bố trí các nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định để đảm bảo dành nguồn tự cân đối thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đến mức 1,3 triệu đồng/tháng từ ngày 01-01-2018 đến ngày 30-6-2018 và mức 1,39 triệu đồng/tháng từ ngày 01-7-2018.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2018 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 còn dư chuyển sang (nếu có)...
Hàng loạt dự án BOT giao thông vào tầm ngắm Kiểm toán Nhà nước
Dự án cầu Việt Trì - Ba Vì; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí hay hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1 là một vài cái tên được nhắc tới trong kế hoạch kiểm toán năm 2018.
Theo quyết định kế hoạch kiểm toán năm 2018 vừa được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc ký ban hành, không ít dự án BOT xuất hiện trong mục kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư.
Có thể kể tới một số cái tên như: Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.
Ngoài ra, một số dự án BOT khác cũng trong tầm ngắm là: Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Km368+400 (Nghi Sơn) - Km402+330 (Cầu Giát), tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao khác mức tại điểm giao cắt Quốc lộ 48 với Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam; Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh.
Cũng trong mục kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư, danh sách của ngành kiểm toán có nói tới nhiều công trình lớn như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên; Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4; Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông,..
Ở hướng khác, danh sách kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước năm năm 2017 có nhắc tới 33 tập đoàn, tổng công ty. Những ông lớn có thể kể tới trong danh sách trên là: Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,… Kế hoạch của ngành kiểm toán cũng nhắc tới một số ngân hàng là: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
Riêng với kiểm toán chuyên đề, Kiểm toán Nhà nước lên kế hoạch sẽ kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí đề án 165, giai đoạn từ 01-01-2016 đến 31-12-2017.
Các bộ trưởng tài chính EU chốt danh sách 17 "thiên đường thuế"
Sau 10 tháng đàm phán căng thẳng, ngày 05-12, các bộ trưởng tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một "danh sách đen" gồm 17 nước và vùng lãnh thổ ngoài EU bị cho là các "thiên đường thuế".
Theo hãng tin Reuters, danh sách này gồm vùng lãnh thổ Samoa và Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, Bahrain, Barbados, Grenada, Hàn Quốc, Macau (Trung Quốc), Cộng hòa Quần đảo Marshall, Mông Cổ, Namibia, Palau, Panama, Saint Lucia, Samoa, Trinidad & Tobago, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết các nước và vùng lãnh thổ bị nêu tên trong "danh sách đen" có thể sẽ không được nhận tài trợ của EU.
Các biện pháp trừng phạt khác sẽ được công bố trong vài tuần tới. Ngoài ra, EU cũng đã lập một danh sách gồm 47 nước và thực thể bị coi là không đáp ứng các tiêu chuẩn về thuế của EU nhưng cam kết sẽ thay đổi.
Danh sách 17 "thiên đường thuế" là nỗ lực mới nhất của quốc tế nhằm giảm tình trạng trốn thuế - đang ngày càng bị coi là một vấn đề đạo đức - sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) biên soạn một danh sách gồm "các thiên đường thuế bất hợp tác".
Ý tưởng lập một danh sách chung của EU về các "thiên đường thuế" được khởi xướng từ tháng 4-2016, sau vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama," trong đó Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) phanh phui một hệ thống trốn thuế quy mô toàn thế giới. Trong một năm qua, EU đã thảo luận rất nhiều nhưng vẫn chưa nhất trí được "danh sách đen".
Các nước nhỏ và áp thuế thấp trong EU như Ireland, Malta và Luxembourg lo ngại danh sách này sẽ khiến các công ty đa quốc gia hoảng sợ. Anh cũng đặc biệt phản đối việc lập danh sách này do lo ngại các vùng lãnh thổ hải ngoại như Jersey và quần đảo Virgin có thể bị nêu tên.
Hiện các nước EU vẫn chia rẽ về việc có nên áp trừng phạt tài chính đối với các nước nằm trong danh sách, hay danh sách này sẽ mang tính chỉ trích đơn thuần. Một số nước, trong đó có Pháp, ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với các "thiên đường thuế" bị liệt vào danh sách. Các biện pháp đó có thể là không cho nước trong danh sách nhận tài trợ của EU và Ngân hàng Thế giới (WB). Nhiều nước khác tỏ ý không muốn áp trừng phạt chung, mà cho rằng tốt hơn hết nên để các thành viên EU trừng phạt đơn phương.
Danh sách "thiên đường thuế" hiện tại của OECD chỉ có một nước là Trinidad & Tobago. Trong khi đó, EU ban đầu nhắm tới tổng cộng 92 quốc gia và thực thể, gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, các nước bị nêu tên cũng có cơ hội để được loại khỏi danh sách nếu đưa ra một cam kết chính trị và kế hoạch chi tiết để tuân thủ các quy định.
Trung Quốc tiến hành tổng điều tra kinh tế toàn quốc lần thứ tư
Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc ngày 08-12 đã ban hành “Thông báo về việc triển khai tổng điều tra kinh tế toàn quốc.” Mục đích của cuộc điều tra là để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng của nền kinh tế, từ đó tạo cơ sở thuận lợi cho công tác hoạch định các chính sách kinh tế.
Thông báo của Chính phủ Trung Quốc cho biết đối tượng của cuộc tổng điều tra sẽ là tất cả các doanh nghiệp, chi nhánh độc lập của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể thuộc khu vực thứ hai và thứ ba của nền kinh tế đang hoạt động ở trong nước.
Nội dung chính của cuộc điều tra sẽ là tình hình cơ bản, cơ cấu tổ chức, tiền lương nhân viên, năng lực sản xuất, tình hình tài chính, tình hình sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ năng lượng, công tác số hóa, giao dịch thương mại điện tử, hoạt động nghiên cứu và phát triển của các đối tượng thuộc diện điều tra.
Thông báo nhấn mạnh đây là cuộc điều tra hết sức quan trọng về tình hình và sức mạnh của đất nước, vì vậy Chính phủ Trung Quốc sẽ thành lập một tiểu tổ lãnh đạo chịu trách nhiệm tổ chức tổng điều tra, đồng thời triển khai nghiên cứu và thực thi các quyết sách đối với những vấn đề quan trọng của cuộc tổng điều tra.
Chính quyền Trung ương và chính quyền các địa phương sẽ chia sẻ các khoản kinh phí phục vụ cuộc tổng điều tra. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các cá nhân và tổ chức liên quan đến cuộc điều tra không được phép báo cáo không đúng sự thật, che dấu hoặc từ chối báo cáo, thay đổi dữ liệu, giả mạo kết quả điều tra và can thiệp vào quá trình điều tra. Theo kế hoạch, cuộc tổng điều tra nói trên sẽ được tiến hành trong năm 2018./.
Quảng bá văn hóa Việt Nam tại Mỹ qua sản phẩm thủ công mỹ nghệ  (10/12/2017)
TP. Hồ Chí Minh luôn coi Ngân hàng thế giới là một đối tác quan trọng  (10/12/2017)
Kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp người Việt tại Mỹ và Việt Nam  (10/12/2017)
Liên hoan Ẩm thực lần thứ V năm 2017, giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế  (10/12/2017)
Anh ra phương án tránh một đường biên giới 'cứng' với Ireland  (10/12/2017)
Gần 10.000 người Indonesia biểu tình trước sứ quán Mỹ tại Jakarta  (10/12/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên