Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ tập trung vào bốn thị trường lớn
Nhật Bản có thể sẽ vượt qua EU để trở thành nước nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ với kim ngạch khoảng 2,37 tỷ USD, tăng hơn 18% so với năm 2012.
Tính đến thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp trong ngành dệt may đã nhận được đơn hàng đến hết quý 1-2013. Thậm chí, một số doanh nghiệp lớn đã nhận được đơn hàng đến quý II, quý III năm nay. Vitas cho biết năm nay, nhu cầu dệt may của thế giới sẽ tăng nhẹ; trong đó, thị trường Mỹ tăng 3%; châu Âu không suy giảm mạnh như những năm trước, Nhật Bản tăng 18% và các thị trường khác tăng khoảng 5%.
Tuy nhiên, giống như da giày, ngành dệt may rất mong chờ vào Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến được ký kết vào năm 2013 này. Vì khi đó, nhiều dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm hoặc miễn về 0% bởi hiện nay, khi xuất hàng vào Hoa Kỳ các doanh nghiệp phải chịu mức thuế rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại đây.
Để giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn trong năm 2013, Vitas kiến nghị Chính phủ cần đầu tư hơn nữa vào chương trình xây dựng hình ảnh quốc gia và ngành dệt may, thúc đẩy mối hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để thực hiện các hoạt động xúc tiến.
Ngoài ra, Vitas cũng đề nghị có cơ chế hợp tác và phối hợp rõ ràng và khăng khít hơn giữa doanh nghiệp, Hiệp hội và Chính phủ. Mặt khác, định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành theo đúng yêu cầu phát triển…/.
Thế giới hy vọng gì ở Diễn đàn Đa-vốt 2013?  (23/01/2013)
Thế giới hy vọng gì ở Diễn đàn Đa-vốt 2013?  (23/01/2013)
Nguyễn Thị Bình - nhà ngoại giao nhân dân  (23/01/2013)
Tọa đàm trực tuyến về lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (23/01/2013)
Tọa đàm trực tuyến về lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (23/01/2013)
Một số so sánh quyền con người với quyền công dân  (23/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay