Hạ lãi suất vẫn chờ tín hiệu từ thị trường
Tuy nhiên, động thái giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay lần này vẫn chưa nhận được phản ứng tích cực của các doanh nghiệp.
Chờ tín hiệu từ thị trường
Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất huy động 1% (14% xuống còn 13%/năm). Tiếp đó, hạ từ 13% xuống 12%/năm. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng: Đối với kênh huy động thì đã quá rõ ràng, lãi suất tiền gửi đang được điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn ở kênh cho vay hiện đang quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi đã giảm nhưng tín hiệu vui kênh cho vay thì vẫn chưa thấy.
Thực tế là doanh nghiệp cũng có nhiều loại hình khác nhau với tình hình tài chính cũng không giống nhau. Những doanh nghiệp tốt, đủ điều kiện vay vốn đối với lĩnh vực khuyến khích theo quy định thì hoàn toàn có thể vay với mức lãi suất 14%-16%. Nhưng những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu thì không thể vay được vốn từ ngân hàng, cho dù có doanh nghiệp còn "mặc cả" mức lãi suất 16%, 18%, thậm chí là 25%.
Vấn đề quan trọng hiện nay là hạ lãi suất như thế nào để doanh nghiệp có thể hấp thụ được vốn của ngân hàng và ngân hàng phải giúp tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Không chỉ thông cảm mà còn phải xem vì sao doanh nghiệp không vay được và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Đành rằng, từ quyết định đến thực thi quyết định bao giờ cũng có độ trễ, điều đó là tất yếu, nhưng độ trễ quá dài đồng nghĩa với quyết định kém hiệu quả. Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), có tới trên 92% trong số những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản được khảo sát đang cần được vay vốn khẩn cấp, trong đó mức thấp nhất là 10 tỉ đồng và cao nhất là 500 tỉ đồng cho các hoạt động đầu tư vào vùng nguyên liệu, giống, thức ăn, bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay với lãi suất ưu đãi rất hạn chế, cho dù lãi suất cho vay đã giảm còn 14,5%/năm từ hồi đầu năm 2012. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải vay với mức lãi suất 15-19%/năm.
Về tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, có thể lý giải rằng: Việc ngân hàng cho vay với lãi suất 16%/năm, thậm chí còn thấp hơn đối với các doanh nghiệp là có nhưng sẽ không nhiều, vì để được hưởng lãi suất này doanh nghiệp phải thỏa mãn những điều kiện vay vốn rất chặt chẽ: Không có nợ xấu, tình hình tài chính tốt, tỷ lệ cán cân nợ <1, dòng tiền lưu chuyển tốt. Hay đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ổn định, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ là những đối tượng ưu tiên…
Mặt khác, cũng phải nhìn nhận đến bối cảnh chung do kinh doanh chậm, phải cắt giảm sản xuất, giá cả leo thang, hàng hóa tồn đọng, thị trường tiêu thụ khó khăn… khiến một số doanh nghiệp không muốn vay vốn cho dù lãi suất đã giảm. Đây cũng là điều mà các cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng không thể không quan tâm.
Có lẽ cũng vì những lý do này mà tính thuyết phục của việc giảm lãi suất ngân hàng vẫn còn phải đợi từ tín hiệu thị trường.
Theo các nhà phân tích phản ứng thị trường về việc giảm lãi suất là: thời gian đầu có thể giảm, nhưng sau đó sẽ tăng hoặc không giảm vì: kênh đầu tư vàng và ngoại tệ năm nay ít có biến động; vàng không còn hấp dẫn nữa; chứng khoán đang tăng, có thể hấp thụ dòng tiền vào các công ty chứng khoán trong khi công ty chứng khoán và nhà đầu tư đều mở tài khoản tại các ngân hàng, nên nguồn tiền ngân hàng tăng. Chênh lệch lãi suất VND và USD vẫn còn cao 10% và tỷ giá tăng tối đa 3% nên giữ tiền VND vẫn có lời hơn; chính sách tín dụng mở rộng đối tượng vay bất động sản, tiêu dùng và các phân khúc thị trường bất động sản. Cho nên, hệ số tạo tiền sẽ tăng.
Một số kiến nghị
Để các giải pháp điều hành vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sớm có hiệu quả thiết thực, theo các chuyên gia kinh tế chúng ta cần quan tâm đến các giải pháp sau:
Một là, điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nên theo hướng “áp trần đầu ra” sẽ có lợi hơn. Vì đầu ra mới phản ánh đúng “cầu” thực của thị trường (bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng theo nghĩa rộng). Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: “Áp trần đầu vào thì chỉ có lợi cho ngân hàng, nếu áp trần đầu ra sẽ lợi cho dân gửi tiền và cả doanh nghiệp”.
Hai là, các ngân hàng thể hiện trách nhiệm với nền kinh tế chính là ở việc tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển. Chính sách lãi suất hiện nay vẫn còn chưa minh bạch, chưa rõ ràng, công khai. “Để cứu doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thiết yếu, ngân hàng cần có chính sách lãi suất đặc biệt ưu tiên. Chẳng hạn, với những ngành như: nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu, giao thông vận tải... lãi suất đặc biệt cần hạ xuống khoảng 10%, còn những ngành khác thì lãi suất như bình thường”. Điều quan trọng là bảo đảm tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, trong bối cảnh vừa thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP, vừa giữ lạm phát ở mức một con số.
Ba là, giảm độ trễ của chính sách để quyết định điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sớm đi vào sản xuất, đời sống; sớm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp xương sống của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến 3 khâu đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI đã xác định và các quyết định liên quan đến điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước./.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức  (07/05/2012)
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI  (07/05/2012)
Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng Tổng thống đắc cử Pháp Francois Hollande  (07/05/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc  (07/05/2012)
Hội Thụy Sĩ - Cuba tìm hiểu quá trình đổi mới của Việt Nam  (07/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển