Việt Nam - Ca-na-đa đàm phán hiệp định khuyến khích đầu tư
Vòng hai cuộc đàm phán về hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Ca-na-đa đã được tiến hành từ ngày 30-9 đến 2-10 tại thủ đô Ôt-ta-oa của Ca-na-đa.
Đoàn đàm phán Việt Nam do Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phạm Mạnh Dũng dẫn đầu và đoàn đàm phán Ca-na-đa do Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại và Đầu tư thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Rôp Ret-đi (Rob Reedy) làm trưởng đoàn.
Trong vòng đàm phán này, hai bên đi sâu thảo luận nội dung của hiệp định gồm các nguyên tắc đối xử quốc gia và những ưu đãi, những nguyên tắc đối xử thực tế, các quy định về việc cho phép các nhà quản lý và cá nhân tiến hành đầu tư ở Việt Nam.
Cuộc đàm phán cũng đề cập những quy định đối với việc đền bù do phải trưng thu, trưng dụng và quốc hữu hoá tài sản đầu tư; những qui định về chuyển tiền đầu tư, về tính minh bạch, các biện pháp về thuế; các qui định liên quan đến vấn đề bảo lưu, giải quyết tranh chấp giữa bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư cũng như những tranh chấp giữa hai nước ký kết hiệp định.
Hai bên cho rằng cuộc đàm phán lần này đã đi vào thực chất và ghi nhận kết quả bước đầu đạt được, đồng thời nhất trí tiến hành các vòng đàm phán tiếp theo để thúc đẩy nhanh việc giải quyết những vấn đề hai bên chưa thống nhất.
Phía Việt Nam cho rằng việc ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý cho đầu tư và buôn bán giữa hai bên, đồng thời đề nghị Ca-na-đa cần coi Việt Nam là một nước đang phát triển và không nên đưa ra những yêu cầu vượt quá khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các khuôn khổ pháp lý quốc tế hiện hành.
Phía Việt Nam cũng mong muốn Ca-na-đa sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường để tạo thuận lợi hơn nữa cho việc thúc đẩy hợp tác toàn diện và hiệu quả giữa hai nước.
Hai bên thỏa thuận tiến hành vòng đàm phán thứ 3 về hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tại Hà Nội trong thời gian tới.
Những năm qua,hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Ca-na-đa và Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch trao đổi thương mại iữa hai nước trong năm 2007 đạt gần 1 tỉ USD. Ca-na-đa hiện đứng hàng thứ 5 trong số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam, với tổng vốn đăng ký khoảng 6,2 tỉ USD.
Đến nay, Việt Nam đã đàm phán và ký hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới./.
Hội thảo “Xây dựng Luật Người tàn tật”  (03/10/2008)
Tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long  (03/10/2008)
Khai mạc hội thi sơ khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực IV  (03/10/2008)
Khai mạc hội thi sơ khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực IV  (03/10/2008)
Phạm Văn Đồng Tuyển tập, Tập I (1946-1965)  (03/10/2008)
Huế thu hút hơn 1,1 triệu lượt khách du lịch  (03/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên