Tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long
Thông qua sự hỗ trợ của Quỹ Rosa Luxemburg (Cộng hòa Liên bang Đức), ngày 2-10, Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường (CEACE) cùng Viện Nghiên cứu độc lập về các vấn đề môi trường (UFU) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long”. Tham gia Hội thảo có nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học và lãnh đạo ngành nông nghiệp, ngành tài nguyên môi trường các tỉnh, thành trong khu vực.
Kết quả nghiên cứu từ các viện, trung tâm nghiên cứu về môi trường cho thấy, sự biến đổi khí hậu toàn cầu là do trái đất nóng dần lên, mực nước biển dâng cao, băng tan, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nguồn nước... Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động đến khí hậu Việt Nam, gây ra những biến đổi rất bất thường. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp ven biển Đông nên sẽ là khu vực bị tác động nặng nề nhất. Nơi đây có diện tích tự nhiên là 40.129 km2, trong đó, số diện tích có khả năng bị ngập lên đến 16.128km2 khi nước biển dâng cao 1m. Toàn bộ 13 tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng, nặng nề nhất là các tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long, với diện tích bị ngập từ 45 đến 50%.
Một thực tế là, những năm gần đây, khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đang có nhiều biến đổi theo chiều hướng xấu: lượng mưa không đều, xuất hiện nhiều cơn bão lớn, thủy triều dâng cao và di chuyển với tốc độ nhanh làm cho nước mặn xâm nhập vào nước ngầm và đất liền ngày càng nhiều, đất đai bị xói mòn, nhiệt độ trung bình tăng cao...
Các nhà khoa học và chuyên gia môi trường cảnh báo: trong những thập niên tới, khi nước biển dâng cao thì đất đai, nguồn nước bị nhiễm mặn cao, việc canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn có nguy cơ bị hủy diệt.
Xác định rõ việc ứng phó với tình trạng nước biển dâng cao tại đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng có tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng./.
Khai mạc hội thi sơ khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực IV  (03/10/2008)
Khai mạc hội thi sơ khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực IV  (03/10/2008)
Phạm Văn Đồng Tuyển tập, Tập I (1946-1965)  (03/10/2008)
Huế thu hút hơn 1,1 triệu lượt khách du lịch  (03/10/2008)
Các nhà bán lẻ ngoại mở rộng hoạt động tại Việt Nam  (03/10/2008)
Họp báo nhân kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam  (03/10/2008)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay