Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết thúc Phiên họp phiên thứ 10
Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết thúc vào cuối sáng nay, 29-7. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo và cho ý kiến hai nhóm công việc sau:
1. Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý 7 dự án luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội đã phát biểu tại kỳ họp thứ ba (5-2008). Đó là các dự án: Luật Đa dạng sinh học; Luật Cán bộ, công chức; Luật Quốc tịch (sửa đổi); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế; Luật Thi hành án dân sự và Luật Công nghệ cao.
- Dự án Luật Đa dạng sinh học: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tên gọi, phạm vi điều chỉnh; nuôi sinh sản thương mại các loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; công tác bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và xã hội hoá công tác này…
- Dự án Luật Cán bộ, công chức: Gồm các vấn đề về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật; cán bộ, công chức cấp xã; những người làm việc ở đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công tác quản lý cán bộ, công chức…
- Dự án Luật Quốc tịch (sửa đổi): Nguyên tắc quốc tịch và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân; việc trở lại quốc tịch Việt Nam. Những khó khăn, vướng mắc khi giải quyết xung đột pháp lý phát sinh từ tình trạng hai hay nhiều quốc tịch trên thực tế; về một số vấn đề lớn, thể hiện chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; xây dựng chính sách về quốc tịch phù hợp hơn với thực trạng quan hệ về quốc tịch của nước ta với các nước trên thế giới.
- Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): Các vấn đề chính bao gồm chính sách, quy hoạch phát triển và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thanh tra đường bộ; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ và một số nội dung quan trọng khác.
- Dự án Luật Bảo hiểm y tế: Về tên gọi và tính khả thi của Luật; tổ chức bộ máy bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế và cơ chế kiểm toán quỹ này; lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và một số nội dung liên quan đến các luật khác.
- Dự án Luật Thi hành án dân sự: Xã hội hoá hoạt động thi hành án như thế nào; mô hình tổ chức thi hành án dân sự; ngạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên; việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và giải quyết khiếu nại, tố cáo…
- Dự án Luật Công nghệ cao: Chính sách của Nhà nước đối với công nghệ cao; ưu tiên khuyến khích phát triển công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; Chương trình quốc gia về công nghệ cao; phát triển nhân lực công nghệ cao…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoan nghênh, đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ủy ban thẩm tra của Quốc hội với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan trong việc khẩn trương nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật đồng thời yêu cầu các cơ quan này tiếp tục thực hiện các công đoạn tiếp theo để hoàn thiện văn bản trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư sắp tới.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc đàm phán, ký kết Công ước La-hay ngày 29-5-1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Nuôi con nuôi là hoạt động nhân đạo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Công ước La-hay được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng, thông qua nhằm pháp điển hoá thực tiễn quốc tế, nhất thể hoá ở mức độ cao những khác biệt trong pháp luật của các nước về nuôi con nuôi; dung hoà tối đa lợi ích của các nước trong việc cho và nhận con nuôi quốc tế. Công ước La-hay còn là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước để thực hiện những mục tiêu quan trọng đã đề ra tại Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định song phương hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ. Các quy định của pháp luật Việt Nam đã dần tiếp cận với cơ chế quốc tế về giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài; từng bước phù hợp với Công ước La-hay. Do đó, việc Việt Nam gia nhập Công ước này là cần thiết, nhằm hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc cho và nhận nuôi con nuôi.
Ngoài hai nhóm công việc trên, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến bước đầu về dự án Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển./.
Diễn đàn đại học Trung Quốc - ASEAN  (29/07/2008)
Đưa quan hệ Việt - Pháp lên tầm đối tác mẫu mực  (29/07/2008)
Đưa quan hệ Việt-Pháp lên tầm đối tác mẫu mực  (29/07/2008)
Cộng hoà Chi-lê và quan hệ với Việt Nam  (29/07/2008)
Quốc hội Việt Nam - Chi-lê tăng cường hợp tác  (29/07/2008)
Nhạc võ Tây Sơn - một di sản văn hóa độc đáo của Bình Định  (28/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên