Nhạc võ Tây Sơn - một di sản văn hóa độc đáo của Bình Định
Trong các môn võ cổ truyền dành cho chiến đấu chống giặc ngoại xâm của Triều Tây Sơn còn có một bộ môn riêng mà không một môn phái võ thuật nào có được, đó chính là “Nhạc võ”. Nhạc võ là phương pháp dùng âm thanh vào việc nâng cao khí thế luyện tập võ nghệ cũng như tăng cường ý chí chiến đấu của quân sĩ khi xung trận.
Huyền thoại Nhạc võ
Trong kho tàng võ cổ truyền Việt Nam, Võ Bình Định được tách thành một hệ phái riêng và rất độc đáo với nhiều tuyệt kỹ vang bóng một thời. Người đời nay vẫn thường gọi môn phái này là võ Tây Sơn hoặc “Võ Bình Định”. Trong các môn võ cổ truyền dành cho chiến đấu chống giặc ngoại xâm của Triều Tây Sơn còn có một bộ môn riêng mà không một môn phái võ thuật nào có được, đó chính là “Nhạc võ”. Nhạc võ là phương pháp dùng âm thanh vào việc nâng cao khí thế luyện tập võ nghệ cũng như tăng cường ý chí chiến đấu của quân sĩ khi xung trận.
Trống trận Tây Sơn là một môn võ đặc biệt, có sự kết hợp giữa tinh thần thượng võ và âm nhạc cổ truyền. Các nhà nghiên cứu Bình Định coi đây là một giá trị tinh thần lịch sử. Hiện nay, ở vùng đất Tây Sơn hạ đạo năm xưa vẫn có người còn giữ được thứ võ công đặc biệt này.
Theo ghi chép của sách sử, bài nhạc võ Tây Sơn 12 chiếc trống, tượng trưng cho thập nhị địa chi, được chia thành 3 hàng từ lớn đến nhỏ. 4 trống lớn, đường kính khoảng 40 phân, sau đó là bốn trống 30 phân rồi 4 trống khoảng 10 phân. Người cử trống dùng hai roi (dùi) trống, dài khoảng 30 phân, đánh bằng cả hai đầu, trên cả mặt trống lẫn tang trống. Một bài trống trận Tây Sơn gồm 3 hồi; xuất trận, xung trận - công thành, ca khúc khải hoàn và điều đặc biệt nhất là không hề có hồi lui quân như trống trận các triều đại khác. Điều này cũng thật dễ hiểu vì trong cuộc đời cầm quân của mình, Quang Trung chưa một lần phải lùi bước trước kẻ thù. Nếu hồi xuất quân, mở bằng ba hồi trống đổ dõng dạc, như biểu dương lực lượng, rồi tiếng trống lúc dồn dập, khi khoan thai như diễn tả cảnh tiến quân nhanh, chậm, rồi tất cả các nhạc khí khác của dàn nhạc võ bặt đi để dành cho tiếng trống khoan thai, như cái yên lắng của quân lính lúc bí mật áp sát mục tiêu, chuẩn bị công thành. Khí thế dồn dập, ấy là lúc hãm thành, nhịp trống nhặt hẳn lên. Kết là khúc khải hoàn vui tươi, sôi nổi. Điều thú vị là trong hồi này, hội đủ cả 12 tiếng của 12 trống.
Còn theo phân tích của võ sư Nguyễn Thị Thuận (người sử dụng bài nhạc võ Tây Sơn hay nhất hiện nay ở Bảo tàng Quang Trung – Tây Sơn) thì khi đánh bài nhạc võ 12 trống, người biểu diễn phải dùng tất cả các bộ phận tay, chân để đánh 12 chiếc trống đúng theo nhịp của bài nhạc võ. Các bộ phận đùng để đánh trống là cổ tay, nắm tay cho đến cùi chõ, chân, gót chân ...
Đặc biệt môn nhạc võ Tây Sơn – Bình Định ngày xưa dùng trong hành quân thường có thêm chiếc trống đại (trống cái) và chiêng lớn. Khi đánh hòa âm với nhạc của 12 chiếc trống tạo nên một bầu không khí hào hùng, nâng cao tinh thần cho binh sĩ hăng hái xung trận giết giặc.
Theo các nhà nghiên cứu võ học ở Bình Định, những bậc cao thủ giỏi về nhạc võ Tây Sơn trước đây có thể sử dụng thêm 5 chiếc trống khác nữa. Một chiếc trống đặt phía trên đầu để dùng đầu đánh. Hai chiếc trống đặt 2 bên hông để đánh bằng 2 cùi chõ. Hai trống còn lại đặt ở phía sau lưng để đánh bằng 2 gót chân. Khi một “cao thủ” đánh nhuần nhuyễn cùng lúc 17 cái trống trận thì có thể coi họ là bậc võ công thượng thừa về nhạc võ Tây Sơn.
Tương truyền, ngày xưa khi nghĩa quân Tây Sơn xung trận, một cao thủ dưới trướng Nguyễn Huệ đã dùng chiếc dùi trống có chiều dài khoảng 30cm để chơi bài “Nhạc võ” chiến đấu. Những chiếc trống trận thời ấy được đặt lên xe đẩy. Dùi trống vừa dùng để đánh trống trận vừa làm vũ khí để tấn công quân địch khi cần. Người sử dụng nhạc võ Tây Sơn khi triển khai một chiêu thức là phải đánh được cùng lúc 4 cái trống. Người đánh trống không bao giờ ngồi mà chỉ đứng, 2 tay vừa múa võ vừa đánh trống, có lúc nhanh tựa như cả 12 chiếc trống trận cùng được đánh một lúc. Trong hàng ngũ tướng sĩ Tây Sơn thời ấy được sử sách lưu truyền về tài nghệ chơi “nhạc võ” của một vị nữ tướng dưới trướng nữ tướng Bùi Thị Xuân thông qua câu thơ:
“Thị Dần quả thực đa tài;
Ngoài tài thuần phục ngựa, voi chiến trường;
Nàng còn giỏi cả bộ môn;
“Đả thập nhị cổ” tiếng đồn xa hơn”...
Ngoài “Thị Dần” còn có mỗt nữ cao thủ tên là Châu Thị Đăng là phu nhân của Trần Văn Kỷ, một danh sĩ dưới thời Tây Sơn Tam kiệt, nổi tiếng với biệt tài dùng sống kiếm để chém xả vào các mặt trống bằng đồng, tạo nên từng tràng, từng chuỗi âm thanh rờn rợn, liên hoàn, lúc khoan, lúc nhặt làm cho kẻ thù thoáng nghe đã kinh hồn khiếp đảm. Khi nghe bà Châu Thị Đăng biểu diễn ngón nhạc võ độc chiêu này, thời ấy nhiều người tưởng đó là một dàn nhạc với rất nhiều nhạc công tài hoa cùng diễn tấu.
Tương truyền, bí kíp Nhạc võ Tây Sơn – Bình Định có đến 72 bài múa võ đánh trống. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như đã bị thất truyền gần hết, chỉ còn lại 4 bài trong số 72 bài còn lưu truyền ở huyện Tây Sơn - Bình Định. Đó là các bài “Xuất quân”; “Hành quân”; “Công thành” và “Khải hoàn” được nghệ sĩ Nguyễn Thị Thuận ở trung tâm văn hóa huyện Tây Sơn biểu diễn khá thành công. Vào dịp Festival Tây Sơn – Bình Định 2008, các nghệ sĩ “đất võ” sẽ biểu diễn môn nhạc võ độc đáo./.
Đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam giành bốn huy chương vàng và một huy chương đồng  (28/07/2008)
Khai mạc Hội thi Chính trị viên giỏi Binh chủng Tăng Thiết giáp  (28/07/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 21-7 đến 27-7-2008)  (28/07/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 21-7 đến 27-7-2008)  (28/07/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 21-7 đến 27-7-2008)  (28/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên